3. Liên kết, hỗ trợ thông tin và đào tạo giữa ngân hàng và các cơ sở đào tạo
3.3. Các ngân hàng cần tạo điều kiện để sinh viên thực tập hiệu quả hơn:
Thời gian thực tập của sinh viên hiện nay ở Việt Nam là tương đối ngắn. Kỳ thực tập giữa khóa – hay kiến tập, sinh viên không làm việc trực tiếp mà chỉ đến các doanh nghiệp tham quan hoặc làm một số việc lặt vặt – dài khoảng 4 tuần, và cũng chỉ có ở một số trường kinh tế. Đợt thực tập cuối khóa từ 8 đến 16 tuần, tùy từng trường. Tuy nhiên, phổ biến ở các ngân hàng chỉ nhận sinh viên thực tập từ 8 đến 12 tuần. Các ngân hàng chỉ muốn nhận các sinh viên cuối khóa vào thực tập mà không nhận thực tập mùa hè các sinh viên năm thứ hai thứ ba như ở nước ngoài. Ít cơ hội thực tập, thời gian thực tập ngắn khiến cho nhiều sinh viên chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa”, không thực sự hiểu và nắm chắc công việc phải làm. Trong quá trình thực tập, nhiều nơi cũng chỉ nhận sinh viên vào mà ít có sự hướng dẫn cần thiết.
Thời gian thực tập ngắn và không có nhiều cơ hội để cọ xát với thực tế. Hiện nay, hầu hết sinh viên ra trường đều chưa thể đáp ứng được công việc ngay mà phải qua một vài khóa đào tạo ngắn hạn của ngân hàng và sau đó cần một thời gian "cầm tay chỉ việc" mới có thể làm được. Do đó, việc tăng thời gian thực tập cho sinh viên là điều hết sức cần thiết. Thời gian thực tập này sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí đào tạo lại cho các ngân hàng.
Thời gian thực tập giữa khóa có thể kéo dài hơn và nên được thực hiện ở tất cả các trường – đặc biệt là sau năm thứ 3, khi sinh viên đã được học một số lượng môn chuyên ngành nhất định, đã có thể thực tập làm việc ở một số bộ phận. Thời gian thực tập cuối khóa khoảng 3 tháng là hợp lý, các trường trên thế giới về kinh tế cũng thường có thời gian thực tập tương tự. Nhưng chất lượng của khóa thực tập cần được nâng cao và thực chất hơn. Trên thực tế, nhiều ngân hàng hiện nay thông
http://svnckh.com.vn 74
thường không cho sinh viên thực tập tiếp xúc trực tiếp với các nghiệp vụ thực tế mà mới chỉ cho họ tham khảo các tài liệu về ngân hàng mình trong suốt thời gian thực tập. Việc thực tập như vậy gần như không đem lại kết quả gì cho sinh viên. Nếu chỉ tham khảo thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, sinh viên thời nay có thể truy cập vào rất nhiều trang web khác nhau để nghiên cứu. Do đó, kiến thức nghiệp vụ của họ không những không được nâng cao mà thậm chí sinh viên còn không mấy hứng thú với việc đến trực tiếp ngân hàng để tìm hiểu. Muốn cải thiện chất lượng thực tập của sinh viên, các ngân hàng cần phân công nhân viên của hướng dẫn chi tiết, tận tình hơn, tạo điều kiện cho sinh viên được tham gia vào các công việc thực tế ở bộ phận thực tập.
Thời gian gần đây, một số ngân hàng có tổ chức khóa thực tập có thi tuyển và sau khi kết thúc thực tập sẽ nhận luôn một số sinh viên đủ tiêu chuẩn. Mô hình này là một cách làm hay nhưng có lẽ nó cần được nhân rộng ra hơn. Nhà trường và ngân hàng nên liên kết để cung cấp thông tin về các khóa thực tập tại các ngân hàng như thế này cho sinh viên, các điều kiện, chuẩn bị… để sinh viên có thể sẵn sàng cho khóa thực tập hiệu quả.
Ngân hàng nên nhìn nhận vấn đề nhận sinh viên về thực tập và cả kiến tập theo cách tích cực hơn chỉ là một việc phiền phức khi có thêm nhiều người ngoài vào. Việc này sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh tốt của ngân hàng đối với sinh viên nói riêng, khách hàng và công chúng nói chung. Tạo cảm tình trong quá trình thực tập với sinh viên sẽ giúp ngân hàng thu hút được sinh viên đến làm việc. Giúp đỡ hướng dẫn tận tình, giúp sinh viên tăng khả năng làm việc sẽ tăng chất lượng đầu vào tuyển dụng lên cho chính các ngân hàng. Ngoài ra, dù trong những sinh viên đến thực tập, có những người sẽ không quay lại làm việc trong ngân hàng, thì đây cũng là trách nhiệm xã hội mà ngân hàng hay bất cứ doanh nghiệp nào nên làm.
http://svnckh.com.vn 75