Giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 60 - 64)

Chính phủ, các nhà tuyển dụng và nhà đào tạo cần phối hợp với nhau để nắm bắt thông tin, nghiên cứu và đưa ra những phương án đào tạo phù hợp – tạo sự ăn khớp giữa cung và cầu trong ngành Tài chính ngân hàng.

1.1.Các tổ chức tham gia

Chính phủ, mà đại diện ở đây chính là Bộ Giáo dục đào tạo, sẽ có vai trò là người điều hành và là kênh trung gian giữa các nhà tuyển dụng và nhà đào tạo trong việc xây dựng lên một khung đào tạo hợp lý, cả về nội dung và số lượng đào tạo. Thứ hai là Bộ Lao động thương binh và xã hội (Bộ LĐTBXH) là cơ quan chủ quản phụ trách các vấn đề về lao động, là đầu mối tập trung nhu cầu tuyển dụng và tình hình tuyển dụng của các doanh nghiệp, tổ chức tài chính ngân hàng.

http://svnckh.com.vn 60

Các nhà tuyển dụng: các doanh nghiệp, các tổ chức, công ty tài chính, các ngân hàng,…

Nhà đào tạo: các trường ĐH có chuyên ngành đào tạo là tài chính ngân hàng.

1.2.Cơ chế phối hợp

Trước hết, các doanh nghiệp, tổ chức, công ty tài chính, các ngân hàng cần cụ thể nhu cầu tuyển dụng của mình trong một thời gian xác định (thường là 1 năm), và đề xuất nhu cầu. Các nhu cầu tuyển dụng này sẽ được tập trung lên một cơ quan quản lý, cụ thể ở đây là Bộ LĐTBXH. Việc làm này, như vậy sẽ có hai nội dung cơ bản:

- Đề xuất nhu cầu tuyển dụng/ nhu cầu về nguồn nhân lực

- Làm công tác dự báo cầu

Thực hiện việc đề xuất nhu cầu về nguồn nhân lực, các ngân hàng cần cụ thể hóa tên gọi cho từng bộ phận cần tuyển dụng và cụ thể các yêu cầu về nghiệp vụ, về kỹ năng nghề nghiệp cơ bản đối với ứng viên. Tên gọi cho từng bộ phận

http://svnckh.com.vn 61

tuyển dụng của ngân hàng cần phù hợp với tên gọi một số chuyên ngành đào tạo trong trường Đại học. Cụ thể là, hiện nay tên gọi các chuyên ngành trong các trường ĐH còn chung chung, chưa phân ra thành các tiểu ngành, và không làm rõ được vị trí công việc tương đương sau khi học xong. Như vậy, cần thiết phải có một mô hình có nội dung là các môn học trong trường ĐH, và tương ứng với mỗi một bộ phận trong ngân hàng, các công ty tài chính thì cần phải tập trung vào môn học nào và cần bổ sung những kiến thức bổ trợ khác như thế nào. Ví dụ như:

Các môn đào tạo A B C D

- Tập trung

vào môn A - Các kiến thức bổ trợ khác:…

Yêu cầu của

Ngân hàng Phòng thẻ Tín dụng

Thanh toán quốc tế

Bộ LĐTBXH và Bộ Giáo dục đào tạo sẽ phân tích nhu cầu về nhân lực của ngân hàng và các tổ chức tài chính, thực hiện điều phối và định hướng đào tạo.

Một số giải pháp đề xuất trong bước thứ hai này:

Lập ban điều phối về nguồn nhân lực trong ngành Tài chính ngân hàng, phụ trách việc phân tích nhu cầu nguồn lực và đưa ra các phương án đào tạo; đồng thời đóng vai trò như đầu mối điều tiết cung – cầu lao động cho ngành Tài chính ngân hàng.

http://svnckh.com.vn 62

Phối hợp với các Ngân hàng và các công ty tài chính lập website về đào tạo theo nhu cầu của ngành. Như vậy công tác phân bổ đào tạo và định hướng nghề nghiệp sẽ có cơ sở thông tin để thực hiện.

Bộ Giáo dục đào tạo sẽ ra hướng dẫn đào tạo cho các trường ĐH có chuyên ngành đào tạo thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng. Như vậy sẽ giúp các trường đại học có cơ sở để đưa ra các phương án điều chỉnh phương thức, chương trình và nội dung đào tạo phù hợp.

Cùng với Hướng dẫn đào tạo là Yêu cầu đào tạo: đối với từng ngành, nghề, vị trí công việc, cần

Kiến thức chủ chốt và kỹ năng làm việc (yêu cầu các trường muốn cấp bằng hay chứng chỉ cho một ngành, nghề, vị trí làm việc thì chương trình giảng dạy sẽ phải bao gồm các kiến thức này, và các kỹ năng cần thiết cụ thể);

Kiến thức tham khảo (tùy trường ĐH quyết định, điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các trường trong việc đưa vào những môn tham khảo, bổ trợ như thế nào để sinh viên của trường đó khi ra trường có khả năng thích ứng với công việc cao hơn).

Bộ Giáo dục đào tạo thực hiện việc phân bổ đào tạo để tránh tình trạng các trường đào tạo ồ ạt và vượt quá nhu cầu trên thị trường lao động của ngành Tài chính ngân hàng nhưng chất lượng lại không đảm bảo. Việc này có thể thực hiện bằng cách Bộ sẽ thắt chặt yêu cầu đào tạo đối với các trường muốn đào tạo chuyên ngành liên quan đến Tài chính ngân hàng.

Ngoài việc thiết lập chương trình phối hợp như trên, còn có một số đề xuất khác mà nhóm nghiên cứu muốn đưa ra:

- Xây dựng chương trình đánh giá chất lượng đào tạo đối với các trường.

- Đào tạo theo phương thức tín chỉ. Phương thức đào tạo này rất thông

http://svnckh.com.vn 63

trong việc lựa chọn chương trình và phương thức đào tạo trong khi vẫn đáp ứng tốt các yêu cầu cơ bản của Bộ Giáo dục đào tạo; đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có thể tự lựa chọn các môn học bổ trợ và chủ động về thời gian học tập, nghiên cứu của mình.

- Xây dựng khung đào tạo cho các trường có chuyên ngành đào tạo thuộc

lĩnh vực tài chính ngân hàng:

 Xây dựng các cấp đào tạo, mức độ đào tạo, phân tách đào tạo lý

thuyết và đào tạo nghề.

 Xây dựng các mức chứng chỉ cấp cho người học.

 Các yêu cầu cụ thể về nghiệp vụ, kỹ năng để đạt được từng mức

chứng chỉ.

 Các trường được cấp chứng chỉ: khi nào và như thế nào thì được

cấp chứng chỉ.

 Các chứng chỉ liên ngành…

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)