2. Giải pháp cho việc gia tăng số lƣợng và đảm bảo chất lƣợng giảng viên
2.3. Phát triển về cách thức tổ chức
2.3.1. Giảm bớt và chuẩn hóa khối lượng giảng dạy và tăng thời gian nghiên cứu cho giảng viên bằng cách:
(a) Điều chỉnh lại chế độ lƣơng và phụ cấp cho giảng viên đủ để hỗ trợ họ làm việc tại trƣờng đủ 40 giờ một tuần, tập trung vào giảng dạy, nghiên cứu và tham gia các hoạt động tại trường.
Chế độ lương có thể dựa trên không chỉ số giờ đứng lớp mà còn vào kết quả sau khóa học theo đánh giá giảng viên từ nhiều phía, trong đó có cả từ phía sinh viên – thể hiện ở một số chỉ tiêu như lượng sinh viên đăng kí học giảng viên đó trong các khóa tiếp theo…
(b) Thay đổi chế độ khen thƣởng và thăng tiến để lương cán bộ giảng dạy và các khoản thưởng được tính trên công tác nghiên cứu và các hoạt động khác ngoài công tác giảng dạy (như tư vấn cho sinh viên, phát triển về cách thức giảng dạy và quản lý khoa). Ở nhiều nước như Mỹ, giảng viên được trả lương theo giảng dạy, nhưng được tuyển dụng và thăng tiến dựa vào thành tích nghiên cứu. Thăng tiến sẽ đem lại mức lương cao hơn.
2.3.2. Đặt ra chỉ tiêu và hỗ trợ hành chính và tài chính cho các giảng viên có nhiều cải tiến trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Đây là những hoạt động trực tiếp tác động đến chất lượng đào tạo của trường nên rất cần được ưu tiên. Trong đó, đặc biệt là các nghiên cứu, cải tiến mang
2.3.3. Thiết lập các chương trình để phát triển và đánh giá giảng viên làm căn cứ để nâng bậc, trong đó, chủ nhiệm khoa thực hiện đánh giá hàng năm về công tác giảng dạy, tăng mức lương theo thành tích. Các chương trình này nên sử dụng các tiêu chuẩn liên quan đến kết quả học tập của sinh viên, các đánh giá về môn học của sinh viên, số lượng ấn phẩm phát hành, các bài tham luận tại hội nghị, phát triển môn học, tài trợ nghiên cứu, có những gắn kết hiệu quả với doanh nghiệp/ ngân hàng và tham gia các hoạt động phục vụ cho khoa và trường.
http://svnckh.com.vn 67
Việc đánh giá giảng viên có ý nghĩa quan trọng trong quản lý, khen thưởng và thăng tiến đối với giảng viên và trong việc cải tiến chất lượng đào tạo của các trường đại học. Tuy nhiên, công tác đánh giá này lại chưa được thực hiện phổ biến, thống nhất và có hiệu quả ở các trường. Các hình thức đánh giá giảng viên có thể áp dụng độc lập hay kết hợp như:
(a) Tự đánh giá: Giảng viên có thể tự đánh giá vào cuối khoá học, dựa trên các kết quả đạt được đối chiếu với mục đích đã đề ra của môn học và thực hiện những điều chỉnh cần thiết để cải tiến (như tìm trên Internet một vài bài tập mẫu tốt và đưa ra những thay đổi phù hợp).
(b) Đánh giá của đồng nghiệp: Lập một hội đồng các giảng viên có kinh nghiệm; các thành viên của hội đồng này dự giờ các lớp học do những giảng viên trẻ đảm nhiệm. Dựa trên các quan sát, hội đồng sẽ đưa ra những khuyến nghị cho các giảng viên trẻ nhằm giúp họ nâng cao chất lượng giảng dạy. Hội đồng này thiên về tư vấn hơn là để đánh giá.
(c) Ý kiến phản hồi của sinh viên: Sinh viên chưa quen với việc nhận xét hiệu quả giảng dạy của các giảng viên. Tuy nhiên, họ lại là những người trực tiếp tiếp xúc với giảng viên trong quá trình giảng dạy và ghi nhận kết quả của việc giảng dạy của giảng viên qua các kiến thức mà họ thu nhận được sau khóa học.
Việc thu thập ý kiến phản hồi của sinh viên có thể và nên được thực hiện thường xuyên sau khi kết thúc mỗi môn học, bằng việc phát mẫu đánh giá hoặc đánh giá trên một diễn đàn của trường. Hình thức thu nhận ý kiến này có thể đa dạng nhưng quan trọng nhất là nhà trường và các giảng viên tôn trọng và ghi nhận các ý kiến phản hồi thẳng thắn của sinh viên để phát triển chất lượng giảng dạy. Như vậy, bố cục việc giảng dạy cơ bản cần phải (i) làm cho sinh viên năng động hơn trong lớp học bằng cách kết hợp tốt các kỹ năng học tập tương tác và (ii) thu thập nhiều hơn ý kiến đánh giá và phản hồi của sinh viên.
http://svnckh.com.vn 68
2.3.4.Cung cấp thông tin hướng dẫn cho giảng viên (như sổ tay giảng viên…), trong đó nêu rõ quy trình và các bước của hệ thống khen thưởng (như thăng tiến, khen thưởng, bổ nhiệm…).
2.3.5.Tạo môi trường làm việc thuận lợi để thu hút và giữ lại các giảng viên nhiều kỳ vọng, tận tâm và đã được đào tạo từ nước ngoài.
2.3.6.Có trợ giảng, trợ lý nghiên cứu, thư ký cho các giảng viên thuộc biên chế. Việc tăng số lượng giảng viên chất lượng để có thể tương xứng với lượng sinh viên ngày càng gia tăng ở các trường hiện nay không thể nhanh chóng đạt được. Một biện pháp vừa có tính tình thế vừa có hiệu quả trong dài hạn là sắp xếp trợ giảng, trợ lý, thư ký cho các giảng viên thuộc biên chế. Các trợ lý này có thể được lấy từ chính những sinh viên xuất sắc trong trường, hoặc những giảng viên trẻ chưa đủ kinh nghiệm tự đứng lớp. Họ sẽ hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng dạy với các công việc phụ khác như chấm bài, sắp xếp thời gian biểu, trả lời các thắc mắc đơn giản của sinh viên… Nhờ đó, giảng viên sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào công việc giảng dạy và nghiên cứu chính. Còn các trợ lý là giảng viên trẻ, và cả sinh viên, sẽ có cơ hội tiếp xúc và được hướng dẫn về công tác giảng dạy. Từ đó, tạo thành nguồn giảng viên mới cho chính nhà trường.
2.3.7. Tạo điều kiện để giảng viên tiếp cận với nguồn tri thức mới, chương trình dạy và học hiện hành, các tài liệu học tập liên quan trên mạng. Các giảng viên cần được cung cấp các phương tiện vật chất cơ bản như máy vi tính và được hướng dẫn sử dụng thành thạo ít nhất là các chương trình phục vụ trực tiếp việc giảng dạy trên lớp, trao đổi thông tin với sinh viên và tìm kiếm thông tin, nghiên cứu tài liệu trên mạng.
2.3.8. Cung cấp các nguồn tư liệu nghiên cứu cập nhật dưới dạng:
(a) Sách giáo khoa sử dụng cho giảng viên và sinh viên
(b) Cơ sở dữ liệu điện tử của trường, tài liệu tham khảo điện tử của ngân
http://svnckh.com.vn 69
(c) Các sách chuyên môn đầu ngành của các chuyên gia cả trong nước và
thế giới
2.3.9. Có sự phối hợp giữa các trường để giáo viên giỏi của trường ĐH này có thể luân chuyển sang trường khác giảng dạy để có thể giúp nâng cao chất lượng đào tạo của nhiều trường hơn. Mỗi trường đại học thường có thế mạnh nhất định trong một hay một số bộ môn cụ thể. Đi kèm với thế mạnh đó, giảng viên của từng trường cũng có các đặc trưng riêng biệt cũng như có kiến thức chuyên ngành cặn kẽ hơn về từng mảng nhất định. Do đó luân chuyển giảng viên giữa các trường vừa có thể khắc phục được phần nào tình trạng thiếu giảng viên hiện tại vừa có thể nâng cao chất lượng bài giảng và về lâu dài chính là nâng cao chất lượng đầu ra – kiến thức và năng lực của sinh viên.