Xây dựng các mô hình liên kết đào tạo giữa trường đại học và ngân hàng:

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 76 - 77)

3. Liên kết, hỗ trợ thông tin và đào tạo giữa ngân hàng và các cơ sở đào tạo

3.4. Xây dựng các mô hình liên kết đào tạo giữa trường đại học và ngân hàng:

hàng:

Biện pháp này hiện đang được một số trường đại học và ngân hàng áp dụng. Có thể kể tên ra như mô hình ngân hàng ảo của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội và Ngân hàng nông nghiệp bên trong Học viện Ngân hàng, mô hình liên kết giữa Ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh - VPBank, Ngân hàng Kỹ thương – Techcombank và Ngân hàng Quân đội – MB với trường đại học Đại Nam… Các mô hình này được đánh giá là khá hiệu quả vì cho phép sinh viên được thực hành ngay trên ghế nhà trường.

Trường Đại học Đại Nam là một trong những trường đầu tiên ở Việt Nam xây dựng chương trình đào tạo theo mô hình trên. Trường đã có chương trình liên kết đào tạo sinh viên ngành tài chính, ngân hàng với chất lượng, số lượng, nghiệp vụ và các ngân hàng, tổ chức yêu cầu. Đại học Đại Nam đã chính thức ký văn bản hợp tác với 3 ngân hàng thương mại, gồm Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Với thỏa thuận này, 3 ngân hàng này sẽ là các địa chỉ cung cấp, hỗ trợ sinh viên Đại học Đại Nam môi trường thực tế để áp dụng các kiến thức nghiệp vụ trong đào tạo. Những ngân hàng này cũng sẽ là địa chỉ lâu dài tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Đại Nam.

Bà Vũ Thị Liên, Hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam, nói: "Các ngân hàng cũng cam kết tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi về cơ sở thực tập, cử giáo viên về tham gia giảng dạy ở Đại học Đại Nam. Khi chúng tôi đảm bảo yêu cầu như vậy thì các ngân hàng sẽ sẵn sàng tiếp nhận các sinh viên đạt yêu cầu mà các ngân hàng đặt ra về công tác tại các ngân hàng. Thay đổi phương pháp đào tạo, đào tạo đại học tài chính ngân hàng không theo hình

http://svnckh.com.vn 76

thức đọc, viết, mà dùng các hình thức mô phỏng, gắn liền giữa giáo dục, thực tế, đặc biệt nâng cao trình độ ngoại ngữ".

Ngoài chương trình đào tạo theo chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Đại Nam còn đào tạo song song tiếng Anh (trong 4 năm liền) để sinh viên tốt nghiệp có thể đạt trình độ tiếng Anh tương đương TOEIC 750 điểm.

Trong chuyên ngành cụ thể, trường này sẽ đưa vào chương trình giảng dạy các kiến thức liên quan đến nghiệp vụ thẻ Visa, Master; đào tạo sử dụng phần mềm Core Banking của Temenos… Về lâu dài, Đại học Đại Nam sẽ là địa chỉ đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy, việc đào tạo theo mô hình liên kết với các ngân hàng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Một mặt, nó tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tào sinh viên, mặt khác, nó còn đáp ứng về mặt số lượng nhân sự cho các ngân hàng. Do đó, việc nhân rộng mô hình này ra khắp các trường đại học và cao đẳng có khoa tài chính - ngân hàng nói chung và cho toàn bộ hệ thống các cơ sở đào tạo trên cả nước là điều nên làm. Với mô hình này, sinh viên sẽ có thể gắn kiến thức được học vào thực tế trong kế hoạch liên kết giữa nhà trường với các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)