3. Nguyên nhân đặc biệt từ chủ quan sinh viên – sản phẩm trên thị trƣờng
3.2. Thái độ thụ động, trong nghiên cứu, tìm hiểu thông tin và rèn luyện
Hầu hết tất cả mọi sinh viên đều ý thức được rằng để có thể bắt tay vào các công việc thực tế nói chung và các công việc cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, bên cạnh việc nắm vững lý thuyết nghiệp vụ, sở hữu những hiểu biết thực tế nhất định và có khả năng liên hệ thực tế là một trong các yếu tố đóng vai trò quyết định đối với kết quả tuyển dụng của một sinh viên mới ra trường. những nét tính cách nhất định và một số kĩ năng mềm là điều vô cùng cần thiết. Điều này càng trở nên quan trọng đối với các sinh viên khối ngành kinh tế. Theo một báo cáo mà Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đưa ra, đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng hiện nay, các kĩ năng và đức tính cần thiết phải có ở một
nhân viên ngân hàng bao gồm: Hiểu biết về con người, Hiểu biết về chính trị và
kinh tế vĩ mô, Giao tiếp, Phân tích, Tổng hợp, Sáng tạo, Sự chăm chỉ, Sự quyết tâm, Sự nhanh nhạy và Sự cẩn thận. Và kết quả mà nhóm nghiên cứu thu được từ điều tra nhận xét về sinh viên từ phía ngân hàng như sau:
Bảng 10: Đánh giá của ngân hàng vềcác kĩ năng mềm và tính cách của SV
Kĩ năng/Tính cách Điểm
trung bình
Kĩ năng/Tính cách Điểm trung
bình
Hiểu biết về con người 2.90 Tổng hợp 3.03
Hiểu biết về chính trị và ktế Vĩmô
2.71 Chăm chỉ 3.30
http://svnckh.com.vn 49
Sáng tạo 3.26 Nhanh nhạy 3.62
Phân tích 3.13 Cẩn thận 3.53
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang không ngừng phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới như hiện nay, hàng ngày có hàng loạt các vấn đề về kinh tế - chính trị - xã hội nảy sinh và trở thành mối quan tâm của tất cả mọi ngành nghề. Đồng thời sự biến động không ngừng của tình hình kinh tế nói chung và tài chính ngân hàng nói riêng đòi hỏi các sinh viên kinh tế phải thường xuyên cập nhật thông tin cho bản thân. Hơn thế nữa, việc cập nhật thông tin chỉ là điều kiện cơ bản làm nền tảng cho sinh viên kinh tế vận dụng các lý thuyết, kiến thức khung đã học để rèn luyện kĩ năng lý giải, phân tích và tổng hợp.
Thế nhưng, từ bảng đánh giá trên, có thể thấy chính những hiểu biết về con người và các kiến thức thực tế về tình hình chính trị và kinh tế vĩ mô lại là những mảng mà sinh viên nhận được sự đánh giá thấp nhất từ các ngân hàng (đạt 2.90 điểm cho phần hiểu biết về con người và 2.71 điểm cho các hiểu biết về chính trị và kinh tế vĩ mô).
Bảng 11: Vấn đề lớn nhất trong quá trình đào tạo lại sinh viên mới ra trƣờng
Vần đề Số phiếu trả lời Tỉ lệ %
Chương trình đào tạo thiếu thực tiễn 60 76.9%
Thiếu rèn luyện kĩ năng mềm 43 55.1%
Tiếng anh và tin học hạn chế 13 16.7%
Khả năng liên hệ thực tế kém 47 60.3%
Ý thức không tốt 27 34.6%
Tổng cộng 78
Trong số 78 ý kiến đánh giá nhóm nghiên cứu nhận được từ các ngân hàng, có 47 ý kiến (chiếm 60.3%) cho rằng sinh viên hiện nay quá thiếu khả năng liên hệ
http://svnckh.com.vn 50
thực tế. Cũng 60.3% này nhận xét sự thiếu hụt nghiêm trọng về kiến thức thực tế và khả năng liên hệ thực tế, phân tích tổng hợp tình hình của các sinh viên mới ra trường chính là vấn đề nổi cộm nhất, gây khó khăn lớn nhất cho các ngân hàng.
Chiếm tỉ lệ lớn nhất là vấn đề Chương trình đào tạo thiếu tính thực tiễn với 60/
78 phiếu trả lời (chiếm 76.9%). Điều này cũng đã một phần phản ánh thực trạng cho thấy ngay trong chương trình đào tạo trên nhà trường, sinh viên không có nhiều cơ hội được tiếp cận thực tế. Do đó khả năng phân tích, tổng hợp và liên hệ thực tế không có điều kiện phát triển.
Đồng thời, 43 trong tổng số 78 câu trả lời của các nhân viên ngân hàng (chiếm 55.1%) chỉ ra rằng một bất cập nữa của chất lượng sinh viên chính là nằm ở việc rèn luyện, phát triển các kĩ năng mềm. Trong số đó, có không ít các kĩ năng mềm bản thân các sinh viên có thể tự rèn luyện cũng như có rất nhiều cơ hội để phát huy trong quá trình học tập ở trường.
Bảng 12: Các kĩ năng mềm ở sinh viên mà ngân hàng đánh giá yếu nhất Kĩ năng mềm Đánh giá của ngân
hàng
Tự đánh giá của sinh viên
Lãnh đạo 2.85 2.94
Hiểu biết về con người 2.80 3.12
Hiểu biết về ctrị và ktế vĩ mô 2.90 3.19
Đàm phán 2.71 3.09
Tầm nhìn 2.84 3.18
Thiết lập quan hệ 2.97 3.12
Hiện nay, chương trình đào tạo ở các trường đại học đang không ngừng được đổi mới, cố gắng bắt kịp đà phát triển của giáo dục đào tạo ở các nước tiên tiến, nhà trường và thầy cô giáo ngày càng nỗ lực hơn trong việc tạo điều kiện cho sinh viên phát triển các kĩ năng mềm như tham gia làm việc nhóm, tự nghiên cứu, tham gia
http://svnckh.com.vn 51
thảo luận, thuyết trình… Thời gian dành cho sinh viên tự nghiên cứu cũng đang ngày càng được gia tăng để giảm bớt áp lực học tập trên lớp. Thế nhưng, thực tế cho thấy một số lượng lớn sinh viên vẫn tiếp tục duy trì thái độ thụ động, ỷ lại, lười biếng, thiếu nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu và rèn luyện bản thân. Dưới đây là kết quả của một nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế quốc dân về việc sử dụng thời gian rỗi của sinh viên:
Bảng 13: Sinh viên sử dụng thời gian rỗi
Công việc Số lƣợng Tỉ lệ %
Lên thư viện đọc sách 538 17.84
La cà quán xá 297 09.86
Đi thăm bạn bè hoặc đi chơi 948 31.42
Ngủ 879 29.14
Chẳng làm gì cả 353 11.71
Tổng 3015 100.00
Đồ thị 5:
Có thể thấy trong số 3015 sinh viên được điểu tra, chỉ có 17,84% sinh viên chủ yếu sử dụng thời gian rảnh rỗi để nghiên cứu sách vở và tìm hiểu thêm về thực tế, nâng cao kiến thức.
http://svnckh.com.vn 52
Cũng về vấn đề này, theo cuộc khảo sát của Vụ Văn hoá, Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành tại 30 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên cả nước thì đa số SV đều muốn đọc sách báo. 73,4% tỷ lệ SV được hỏi luôn có ý thức đọc sách báo nhưng chủ yếu là mượn và chỉ có 47,4% SV đọc tại thư viện, phòng đọc. Một phần vì diện tích phòng đọc chật hẹp, hoặc giá sách đắt đỏ khiến họ phải mượn bạn bè hoặc đọc “ké” tại các hiệu sách . Tuy nhiên, còn có tới 26,6% SV rất ít ngó ngàng đến sách chuyên ngành và không quan tâm đến các vấn đề xã hội.
Trong bản điều tra mà nhóm nghiên cứu tiến hành, có 104 trên tổng số 149 bạn sinh viên khối ngành kinh tế được hỏi (chiếm 69.8%) cho biết mong muốn ra trường sẽ được làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Và dưới đây là kết quả của 104 bạn sinh viên này về việc thường xuyên tìm hiểu các kiến thức tổng hợp về kinh tế cũng như các kiến thức cơ bản về hoạt động của hệ thống ngân hàng:
Bảng 14: Mức độ thƣờng xuyên SV tìm hiểu về ngân hàng Mức độ tìm hiểu Số phiếu Tỉ lệ %
Không bao giờ 12 11.54
Hiếm khi, chỉ khi có bài kiểm tra 36 34.62
Thỉnh thoảng, khi thầy cô giáo yêu cầu 42 40.38
Tương đối thường xuyên 10 9.62
Thường xuyên, hầu như thành thói quen 4 3.84
Tổng số 104 100
Mặc dù 104 sinh viên này cho biết họ có mong muốn được làm việc trong lĩnh vực ngân hàng sau khi tốt nghiệp. Thế nhưng, 86.54% số sinh viên này không có ý thức tự giác tìm hiểu, trau dồi thêm kiến thức cho bản thân về ngành nghề họ dự định sẽ làm việc. Việc tìm hiểu kiến thức thực tế đối với các sinh viên này nói riêng và đại bộ phận sinh viên nói chung đều mang tính thụ động, chỉ thực hiện khi bị bắt buộc (có bài kiểm tra hay thầy cô yêu cầu). Đặc biệt có đến 12 trên tổng số 104 sinh viên mặc dù mong muốn làm việc trong ngân hàng nhưng lại chưa bao giờ tìm
http://svnckh.com.vn 53
hiểu về hoạt động ngân hàng nói riêng và kiến thức kinh tế có liên quan nói chung. Từ số liệu trên có thể đi đến kết luận: Các sinh viên khối ngành kinh tế còn quá thờ ơ và thiếu chủ động trong việc tiếp cận những kiến thức kinh tế mà lẽ ra họ phải cập nhật hàng ngày để bổ sung thêm cho những kiến thức đã được nghe giảng trên lớp.
Trong số các biện pháp để tìm hiểu thêm kiến thức thực tế, đặc biệt là kiến thức về hoạt động của ngành ngân hàng mà nhóm nghiên cứu đưa ra, 96.2% sinh viên (100 trên tổng số 104 sinh viên được hỏi) lựa chọn Internet là nguồn tài liệu chủ yếu. Không thể phủ nhận Internet là một trong các công cụ quan trọng nhất rất hữu ích cho các sinh viên trong việc nâng cao kiến thức thực tế và trau dồi các kĩ năng mềm. Tuy nhiên, một số liệu tổng hợp khác từ Bộ Bưu chính viễn thông về tình trạng sử dụng Internet của học sinh, sinh viên do Bộ tiến hành năm 2005 lại cho thấy chỉ có 8,7% học sinh sinh viên dùng Internet vì mục đích tra cứu, học tập. Trong khi đó, các mục đích sử dụng khác lại chiếm tỉ lệ rất cao và rất đáng lo ngại: 35% sinh viên dùng Internet chỉ để chat, 45% cho các trò chơi điện tử trực tuyến và Internet dùng cho các mục đích khác (email,…) chiếm 11.3%.
Cùng với những thiếu sót trong chương trình đào tạo, sự thiếu khả năng liên hệ và yếu kém vể các kĩ năng mềm chính là các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sinh viên mới ra trường đáp ứng được quá ít yêu cầu tuyển dụng của các nhà tuyển
http://svnckh.com.vn 54
dụng nói chung và các ngân hàng nói riêng. Hơn thế nữa, thậm chí ngay cả khi đã được tuyển dụng, những nhược điểm này của sinh viên đã góp phần chủ yếu gây ra tình trạng người hướng dẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền đạt công việc cho sinh viên mới ra trường, từ đó kéo dài thời gian đào tạo – làm quen với công việc ở các ngân hàng và gây ra khoản lãng phí không nhỏ về thời gian và tiền bạc cho các ngân hàng trong quá trình đào tạo lại. Theo ước tính của Ban Hội viên và Đào tạo, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trung bình chi phí đào tạo lại cho các sinh viên mới ra trường ở Việt Nam cao gấp từ 15 – 20 lần chi phí của các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó chi phí của ngành tài chính ngân hàng cao gấp 16 lần.