Nguồn lực marketing

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa của công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH đến năm 2020 (Trang 34 - 36)

Hoạt động marketing cung cấp các thông tin thường xuyên và không thường xuyên cho lãnh đạo doanh nghiệp. Những thông tin thường xuyên mà lãnh đạo doanh nghiệp yêu cầu là các số liệu về hàng hóa bán ra, chi phí quảng cáo, thị phần của doanh nghiệp. Các thông tin có tính chất không thường xuyên như mức độ hấp dẫn của ngành, quy mô thị trường, mức độ cạnh tranh, tính thời vụ trong kinh doanh, thị phần tương đối, hiệu quả của việc bán hàng, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp,….

Phân tích hoạt động marketing cần chú ý đến chất lượng của chiến lược marketing hỗn hợp, đặc biệt trên thị trường mục tiêu. Marketing hỗn hợp bao gồm 4 yếu tố:

Sản phẩm: Cần xem xét sự đa dạng, phong phú về các loại sản phẩm, mẫu mã, chức năng, uy tín nhãn hiệu, sự khác biệt về chất lượng, lợi thế về giá cả,… so với các đối thủ cạnh tranh ra sao? Ngoài ra cần lưu ý đến tuổi thọ, vòng đời của sản phẩm trong điều kiện KHCN phát triển hiện đại và trình độ tiêu dùng của khách hàng ngày càng cao.

Giá cả: Đây là một công cụ cạnh tranh có tác động rất lớn trên thị trường. Mức giá cao hay thấp, chính sách giá ổn định hay linh hoạt đều có ảnh hưởng đến các lợi thế của doanh nghiệp. Khi phân tích yếu tố giá cả cần tập trung xem xét chiến lược giá cả, các phương pháp định giá, tính chất linh hoạt trong chính sách giá để thấy rõ các tác động hai chiều của chúng đối với việc khai thác lợi thế cạnh tranh.

Phân phối: Hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp quyết định đến dòng chảy của hàng hóa từ nguồn đến nơi tiêu dùng. Khi phân tích yếu tố phân phối cần xem xét số lượng, loại hình, phạm vi bao trùm của hệ thống kênh, mức độ kiểm soát hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp và chi phí cho kênh. Một hệ thống kênh phân phối hiệu quả và hợp lý cần đáp ứng được yêu cầu hàng hóa vận động nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và tiết kiệm.

Xúc tiến: Các hoạt động xúc tiến có tác động rất lớn đến khách hàng, làm tăng sự nhận biết, hiểu biết của khách hàng về doanh nghiệp và các sản phẩm hàng

hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đánh giá hoạt động xúc tiến cần tập trung vào các nội dung chủ yếu như: các loại hình hoạt động xúc tiến, hình thức tiến hành, chi phí dành cho các hoạt động xúc tiến và hiệu quả của các hoạt động đó.

Marketing và bán hàng cũng có thể tạo ra giá trị khác bằng việc khám phá nhu cầu khách hàng và truyền thông trở lại cho chức năng R&D của công ty để nó có thể thiết kế sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu đó.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa của công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH đến năm 2020 (Trang 34 - 36)