Giám đốc sản xuất Giám đốc kinh doanh
2.2.2 Phân tích môi trường bên ngoài công ty TH
2.2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô
a, Phân tích yếu tố Thể chế- Luật pháp
Yếu tố Thể chế - Luật pháp sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp sữa phải thực hiện nuôi trồng, sản xuất và kinh doanh sản phẩm sữa trong khuân khổ pháp lý cho phép. Việc này không phải là gây khó khăn cho các doanh nghiệp sữa mà là khuân khổ đảm bảo cho các doanh nghiệp phát triển có tính tới sức khỏe của NTD và quyền lợi của xã hội. Đồng thời, nó cũng là cơ sở để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng hơn. Các yếu tố đó bao gồm:
Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao: So với các nước trong khu vực, Việt Nam là một nước có nền chính trị ổn định, có đường lối ngoại giao cởi mở. Các ngành kinh tế đều có thể yên tâm phát triển trong một môi trường hòa bình, ít biến động và luôn được nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động SXKD. Đây là một lợi thế cho các doanh nghiệp ngành sữa kinh doanh tại Việt Nam.
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường: Chính phủ Việt Nam có đường lối chú trọng phát triển kinh tế, nhưng đồng thời phải đảm bảo sự cân bằng với an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Việt Nam đã có “Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007” và “Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 01 tháng 11 năm 2003”, “Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005” cùng các nghị định của Chính phủ quy định rõ những điều mà các doanh nghiệp cần tuân thủ. Đây là thách thức cho các doanh nghiệp nếu có hiện
tượng kinh doanh mà không tính đến các yếu tố an sinh xã hội và môi trường. Và đối với lĩnh vực kinh doanh sữa, đây là một thách thức lớn vì sản phẩm sữa là sản phẩm nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe NTD. Từ khâu nuôi trồng đến khâu chế biến, đóng gói sản phẩm đều phải trải qua một quy trình khép kín đảm bảo vệ sinh, nước thải được xử lý trước khi đưa ra môi trường. Điều này sẽ làm gia tăng chi phí, thời gian cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
Chính sách của chính phủ đối với ngành sữa Việt Nam:
Trong “Quyết định của thủ tướng Chính phủ về việc một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010” và “Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” của bộ trưởng bộ Công Thương đã nêu rõ Chính phủ luôn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển đàn bò để tăng dần tỷ lệ tự túc nguyên liệu trong nước, giảm dần tỷ lệ sữa nguyên liệu nhập khẩu. Và Chính phủ sẽ có rất nhiều những hỗ trợ, ưu đãi cho các doanh nghiệp muốn tham gia ngành. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ngành sữa.
Chính phủ đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành sữa phát triển. Trong đó, quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa thời kỳ 2001-2010 có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là chính sách mang ý nghĩa tầm nhìn và hoạch định chiến lược phát triển của ngành sữa.Ngoài ra, chính phủ còn có nhiều chính sách khác liên quan đến việc phát triển giống bò, hỗ trợ tín dụng, phát triển nguồn chăn nuôi thức ăn cho bò…như dự án “Phát triển giống bò sữa” giai đoạn 2000-2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được triển khai ở 29 tỉnh, thành phố để nhân giống bò sữa cung cấp sản xuất.
Kết luận, yếu tố Thể chế- Luật pháp tạo ủng hộ và tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp. Mặt khác, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường cũng gây ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp ngành sữa.
b, Phân tích yếu tố Kinh tế
Phân tích yếu tố kinh tế cần chú ý tới tốc độ tăng trưởng và tình hình lạm phát. Nó giúp doanh nghiệp nhận biết được mình đang trong giai đoạn nào của chu
kỳ kinh tế, xu hướng nhu cầu tiêu dùng ra sao. Từ đó định hướng quy mô phát triển và lựa chọn chiến lược cạnh tranh sản phẩm phù hợp.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Trong giai đoạn vừa qua, cả thế giới đã phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Cuộc khủng hoảng này có dấu hiệu bắt đầu từ năm 2008 và bùng nổ mạnh vào năm 2010 gây ảnh hưởng khá lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn được coi là một nền kinh tế ổn định và tăng trưởng khá cao.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2010
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Với tiến trình phát tăng trưởng kinh tế như hiện nay, thu nhập người dân ngày càng được nâng cao. Theo Tổng cục Thống kê, trong 5 năm 2006 - 2010, tổng thu nhập trong nước bình quân đầu người tăng 1,6 lần so với giai đoạn trước, tương đương 1035 USD. Tính theo Việt Nam đồng, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt gần 22,8 triệu đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2006. Đời sống xã hội cải thiện, nhu cầu về sức khỏe cũng tăng lên theo. Nói cách khác nhu cầu về sữa tăng lên sẽ là một xu hướng tất yếu. Đây là một tín hiệu tốt, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp chế biến sữa nói riêng phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của NTD.
Tuy nhiên, thu nhập giữa người thành thị và người nông thôn có sự chênh lệch khá lớn. Cụ thể theo số liệu thống kê, người thành thị thu nhập bình quân cao
hơn người nông thôn 2,04 lần. Thu nhập bình quân của đồng bào thiểu số chỉ bằng 40% so với trung bình cả nước. Con số này cho thấy đại bộ phận người Việt Nam có mức sống thấp. Giá 1kg sữa tươi tiệt trùng bằng 3kg gạo, vì vậy người dân nghèo chưa có tiền uống sữa. Theo thống kê của FAO, trong số các hộ được thăm dò, tỷ lệ hộ thu nhập cao trên 13 triệu đồng/tháng sử dụng sữa tươi - tiệt trùng là 42,0% và giảm dần theo mức giảm của thu nhập. Cụ thể với mức thu nhập từ 9-13 triệu đồng là 23,9%, từ 6-9 triệu đồng là 21,8% và ở hộ dưới 3 triệu đồng/tháng, tỷ lệ này là 1,4%. Thu nhập không đồng đều là một thách thức và có ảnh hưởng tới chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp khi xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai.
Lạm phát: Lạm phát 11,75% năm 2010; Năm 2009 là 6,88%; 2008 là 22%, năm 2007 lên tới 12,6%. Trong tình hình lạm phát ngày càng tăng như hiện nay, chỉ một nhóm ít người đủ tiềm lực kinh tế mua sản phẩm sữa. Thực tế cho thấy người Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tiêu thụ 80% lượng sữa cả nước.
Lạm phát cao lên tới hai con số, trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ là một con số làm cho thu nhập thực tế của người dân giảm xuống. Nhiều người đã phải “thắt lưng buộc bụng” không dám tiêu nhiều tiền vào những mặt hàng không thật sự cần thiết. Dưới đây là chỉ số giá tiêu dùng một số mặt hàng qua các tháng năm 2011:
Biểu đồ 2.2: Chỉ số giá tiêu dùng một số mặt hàng qua các tháng năm 2011
Qua biểu đồ trên ta thấy chỉ số giá tiêu dùng từ đầu năm tới nay thực phẩm là khoảng 20%. Với mức chỉ số giá tiêu dùng cao như vậy chắc chắn đời sống người dân sẽ gặp nhiều khó khăn. Việt Nam vừa chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, những hệ lụy như lạm phát, thất nghiệp vẫn còn tác động cho tới hiện nay. Đây là một thách thức không những của Chính phủ, nhà nước cần tìm cách giải quyết mà còn là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp phải ứng phó trên sự nghiệp phát triển của mình.
c, Phân tích yếu tố Văn hóa- Xã Hội
Yếu tố nhân khẩu học, lối sống, thái độ chất lượng cuộc sống và thị hiếu người tiêu dùng sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp sữa xác định được khách hàng mục tiêu và lựa chọn sản xuất, phát triển sản phẩm nào, có đặc tính gì và phương thức nào để phát triển thị trường trong tương lai.
Yếu tố nhân khẩu học: Tính đến ngày 1/4/2009, tổng số dân của Việt Nam là 85,8 triệu người, bao gồm 42,4 triệu nam giới (chiếm 49,4%) và 43,4 triệu nữ giới (chiếm 50,6%). Thực tế cũng cho thấy dân số thành thị đang tăng nhanh. Cụ thể, dân cư ở khu vực thành thị là 25,4 triệu người, chiếm 29,6% tổng dân số cả nước, trong khi dân số nông thôn là 60,4 triệu người, chiếm 70,4%.
Việt Nam đang ở trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” vì đang có ưu thế rất lớn về lực lượng lao động. Mặt khác, dân số đông và trẻ cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp chế biến sữa tươi vì đây chính là đối tượng chủ yếu sử dụng sản phẩm sữa tươi. Theo nghiên cứu từ “Báo cáo điều tra thị hiếu tiêu dùng sữa năm 2009 và triển vọng” của AGROINFO cho thấy đối tượng sử dụng sữa tươi và sữa nước chủ yếu là ở độ tuổi khoảng từ 3 – 40 tuổi.
Lối sống và thái độ với chất lượng cuộc sống: Hiện nay, lối sống của người dân nhất là giới trẻ đã có sự phóng khoáng hơn về mọi mặt. Nhưng đối với vấn đề sức khỏe lại có thái độ khắt khe hơn, đòi hỏi cao hơn, chất lượng hơn. Và thái độ của NTD với sản phẩm sữa tươi là rất cảnh giác. Có đến 91,2% những người được hỏi cho biết sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm khác thay thế nếu biết chắc rằng loại
sữa đang sử dụng bị nhiễm Melamine và 65,9% người chọn cách hạn chế sử dụng các sản phẩm từ sữa.
Do phù hợp với nhiều lứa tuổi, dòng sản phẩm sữa tươi là ngành hàng có số người sử dụng cao nhất (89,1%). Đây cũng là sản phẩm được những người nội trợ lựa chọn nhiều nhất so với các nhóm khác, chiếm 22,9% số người trả lời, và ít có sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập trong việc sử dụng sản phẩm sữa này.
Có sự khác nhau đáng kể trong việc sử dụng sản phẩm sữa và thức uống ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng theo điều tra từ “Báo cáo điều tra thị hiếu tiêu dùng sữa năm 2009 và triển vọng” của AGROINFO, tỷ lệ số hộ ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh sử dụng sữa tươi - tiệt trùng tương ứng là 53% và 47%.
Như vậy lối sống và thái độ về chất lượng cuộc sống của NTD ngày càng được chú trọng. NTD có yêu cầu cao hơn về chất lượng, mẫu mã, hình thức của sản phẩm sữa. Đây là một thách thức theo quy luật phát triển tự nhiên về nhu cầu của con người, đòi hỏi doanh nghiệp ngày càng phải nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều hơn nữa giá trị cho NTD.
Thị hiếu của NTD: Đâu là tiêu chí hàng đầu để NTD chọn loại sữa phù hợp? Giá cả không hẳn là tiêu chí hàng đầu để họ quyết định lựa chọn sản phẩm. Hầu hết người tiêu có khuynh hướng chọn mua sữa theo quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Sữa có chất lượng cao với NTD vẫn là khái niệm chung chung. Dường như chất lượng và giá cả luôn là bài toán song hành. Các loại sữa, đặc biệt là sữa nhập khẩu, không ngừng tăng giá. Giá sữa bán lẻ ở Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất trên toàn thế giới. Bình quân 1kg sữa có giá bằng 3kg gạo. Trong khi đó, thương hiệu - uy tín của các doanh nghiệp ngành sữa được hình thành chủ yếu là từ quảng cáo. Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất vì NTD có xu hướng an tâm hơn khi sản phẩm phục vụ sức khỏe của họ được quảng cáo trên ti vi.
Ngoài ra, thị trường mục tiêu của sản phẩm sữa tươi là đối tượng nằm trong độ tuổi từ 3 – 40 tuổi. Trong đó, tỷ trọng trẻ em là rất lớn. Vì vậy mẫu mã, màu sắc,
hình ảnh thu hút được các em nhỏ cũng là một yếu tố quan trọng để các bà mẹ lựa chọn nhãn hiệu sữa cho con em mình. Theo cuộc điều tra thăm dò “Yêu cầu về sản phẩm sữa của người tiêu dùng Hà Nội năm 2010” của công ty Cổ phần chuỗi thực phẩm TH thì có khoảng 80% trong số các bà mẹ được hỏi cho biết, họ sẽ lựa chọn sản phẩm sữa nào có chất lượng tốt, nhưng con em họ lại thích sản phẩm sữa có mẫu mã đẹp, hình ảnh sống động, mầu sắc sặc sỡ. Đó chính là yêu cầu thách thức sự toàn diện về sản phẩm sữa của các doanh nghiệp kinh doanh sữa trong ngành.
d, Phân tích yếu tố Công nghệ
Công nghệ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, hiệu quả, chi phí sản xuất và kinh doanh của một doanh nghiệp. Ngoài ra, công nghệ còn ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm. Đối với ngành chế biến và kinh doanh sữa tươi thì chất lượng là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự tồn vong của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc trang bị công nghệ, kỹ thuật hiện đại có thể sẽ là một ưu thế lớn vượt trội so với các doanh nghiệp khác.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, vì thế trình độ KHCN vẫn còn nhiều lạc hậu. Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã thực hiện công tác công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đồng thời khuyến khích phát triển công nghệ trong nước, tiếp cận công nghệ hiện đại nước ngoài, nền kinh tế mở cửa, tự do thương mại, tự do chuyển giao công nghệ, nhiều doanh nghiệp đã trang bị cho mình công nghệ hiện đại thế giới.
Trình độ dân trí ngày càng cao, mức độ hợp tác chuyển giao công nghệ sâu cả về máy móc thiết bị, cả về chuyên gia, phương pháp vận hành nên khả năng áp dụng tiến bộ KHCN rất cao, người lao động cũng tiếp cận được nhanh chóng với những công nghệ mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận dụng khoa học kỹ thuật vào SXKD.
Các hãng sản xuất và kinh doanh sữa tươi hiện có trên thị trường như Vinamilk, cô gái Hà Lan, Mộc châu, Ba Vì,…đều phải có những công nghệ sản xuất hiện đại mới đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Ví dụ: Vinamilk đã đưa vào ứng dụng công nghệ ly tâm tách khuẩn tiên tiến cho phép loại bỏ hầu hết các vi
khuẩn có hại trước khi xử lý thanh trùng, đảm bảo chất lượng sữa cho NTD. Nhìn chung với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, sự hợp tác thương mại quốc tế ngày càng sâu rộng, yếu tố KHCN đang là một cơ hội tốt cho tất cả các hãng đều có thể tiếp cận đến chúng.