Định vị thương hiệu cho sản phẩm sữa TH

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa của công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH đến năm 2020 (Trang 84 - 86)

CHUỖI THỰC PHẨM TH 3.1 Quan điểm lựa chọn chiến lược cạnh tranh sản phẩm

3.3.2.1. Định vị thương hiệu cho sản phẩm sữa TH

TH là công mới thành lập, sản phẩm sữa TH mới được tung ra thị trường Vậy, trước tiên TH cần định vị thương hiệu sản phẩm sữa của mình. Điều này giúp NTD hiểu được rằng tại sao lại chọn mua sữa thương hiệu TH mà không phải là sữa của các hãng khác?

Thực hiện định vị thương hiệu cho TH, trước tiên, TH cần đánh giá lại lợi thế khác biệt của công ty là gì, và sẽ lựa chọn bao nhiêu sự khác biệt trong số khác biệt đó để làm định hướng cho chiến lược cạnh tranh sản phảm. Thứ hai, TH cần phân đoạn thị trường, phân tích và lựa chọn thị trường mục tiêu mà TH sẽ chú trọng bán 1 loại sản phẩm nào đó. Thứ ba, định vị thương hiệu mỗi loại sản phẩm tới từng thị trường mục tiêu.

Bước 1, đánh giá và lựa chọn sự khác biệt làm định hướng trong chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa TH:

Với những ưu thế nổi trội của công ty cũng như sản phẩm, TH có thể trở thành nhà sản xuất sản phẩm độc đáo khác biệt với các sản phẩm khác. Sản phẩm sữa TH được sản xuất có hương vị thơm ngon, có chất lượng bổ dưỡng, và được chế

biến từ nguyên liệu sữa tươi nguyên chất 100% do trang trại của TH cung cấp. TH có hệ thống chăn nuôi bò, hệ thống thu vắt sữa, hệ thống chế biến, đóng gói đều đạt tiêu chuẩn quốc tế, khẳng định sạch từ đồng cỏ đến ly sữa. Không chỉ thế, TH hoàn toàn có thể trở thành doanh nghiệp có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp nhất, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất, uy tín nhất.

Cùng với chất lượng sản phẩm tốt nhất, TH cũng cần có phương thức giải thích cho khách hàng biết vì sao giá của sản phẩm sữa TH lại cao hơn các sản phẩm cùng loại. Lý do có thể là vì sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn hay chi phí sản xuất sản phẩm đó thực sự xứng đáng với giá thành bán trên thị trường. Nói cách khác: “Đắt tiền hơn để có chất lượng tốt hơn”

Bước 2, phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu:

Với sản phẩm sữa, TH cần phân khúc thị trường rõ ràng. Đối với khách hàng là người già thì nghiên cứu sản xuất loại sản phẩm sữa nào cho phù hợp, đối với khách hàng là thanh niên, giới trẻ thì hương vị sữa phải ra sao, đối với khách hàng là đối tượng trẻ em lại cần sản phẩm có chức năng gì, có thiết kế mẫu mã thế nào để phù hợp với nhu cầu, tâm lý của trẻ em. Như vậy, TH phải đầu tư nghiên cứu thị trường, phân thị trường thành các khúc, các đối tượng khác nhau. Từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp cho mỗi đối tượng.

Tuy nhiên, TH cũng cần có sự sắp xếp, ưu tiên xem thị trường nào là thị trường mục tiêu, thị trường chiến lược của công ty cần phát triển trước. Từ đó có sự đầu tư đúng mức và ưu tiên thực hiện trong chiến lược phát triển của mình.

Bước 3, thực hiện định vị thương hiệu sản phẩm:

Sau khi lựa chọn được thị trường mục tiêu và sản phẩm phù hợp, TH cần thực hiện định vị thương hiệu sản phẩm trong lòng NTD. Thực hiện các chiến lược quảng cáo, chiến lược tiếp thị, các công cụ xúc tiến thương mại nhằm truyền đạt thương hiệu sản phẩm tới khách hàng mục tiêu, tăng độ nhận biết của khách hàng

về thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sữa TH.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa của công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH đến năm 2020 (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w