Phân tích nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa của công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH đến năm 2020 (Trang 70 - 72)

Giám đốc sản xuất Giám đốc kinh doanh

2.2.3.4 Phân tích nguồn nhân lực

Bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp quy tụ rất nhiều nhà lãnh đạo, nhiều chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước cùng tham gia cống hiến cho sự phát triển chung của công ty. Đặc biệt, TH đã được sự góp sức từ rất nhiều người đã từng làm lãnh đạo ở các hãng sữa Vinamilk, nước giải khát Coca, Pesi. Đây là những người có năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, hứa hẹn sẽ đóng góp được nhiều công sức trong việc đưa TH vào thị trường và phát triển trong thời gian tới.

Tính cạnh tranh của sản phẩm sữa TH có liên quan tới tất cả nguồn nhân lực ở các khâu chăn nuôi, sản xuất và phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất tới năng lực cạnh tranh của TH về yếu tố nhân sự chính là ở khâu phân phối sản phẩm, mà đại diện là công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH. Hiện tại TH mới thâm nhập vào thị trường, lượng khách hàng còn hạn chế nên nguồn nhân lực phân phối bán hàng cũng dần được tăng lên. Nguồn nhân lực phân phối bán hàng của TH bao gồm nhân sự bán hàng ở kênh truyền thống thông qua

các đại lý và tạp hóa bán lẻ, kênh hiện đại thông qua hệ thống siêu thị, cantin, khách sạn, nhà hàng,…và hệ thống các cửa hàng bán hàng trực tiếp của TH được mở tại Nghệ An, Hà Nội và Hồ Chí Minh.

TH bắt đầu tung sản phẩm sữa tươi TH true milk ra thị trường từ tháng 1/2011 đến nay và quy mô nguồn nhân lực qua các tháng được ước lượng như sau:

Bảng 2.2: Quy mô nguồn nhân lực của công ty chuỗi thực phẩm TH

Đơn vị: Người

Tháng 1 2 3 4 5 6

Quy mô 128 150 228 384 522 597

(Nguồn: Tổng hợp từ bộ phận nhân sự của công ty)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng lượng lao động trong hệ thống phân phối và bán hàng tăng lên nhanh chóng theo từng tháng. Điều này nói lên xu hướng đang phát triển mạnh của hệ thống này. Cũng từ số liệu trên so với nhu cầu dự kiến ta thây rằng trong vài năm tới, TH sẽ cần thêm rất nhiều lao động trong hệ thống phân phối và bán hàng của mình. Nhu cầu này sẽ tăng dần theo sự phát triển của công ty, sự thâm nhập sâu rộng của sản phẩm.

Cơ cấu trình độ lao động nói lên năng lực làm việc của đội ngũ nhân sự của một công ty. Tính đến thời điểm tháng 6/2011, hệ thống phân phối và bán hàng của TH có tổng khoảng 597 người và có cơ cấu trình độ như sau:

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu trình độ nhân lực của TH.

(Nguồn: Tổng hợp từ bộ phận nhân sự của công ty, tại thời điểm tháng 6/2011)

Nhìn vào biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy tỷ lệ nhân sự có trình độ đại học và trên đại học chiếm tới 26%, cao đẳng và trung cấp chiếm 52%, còn lại 22% là lao động phổ thông. Số lao động phổ thông này chủ yếu làm công việc vận chuyển hàng hóa nên không đòi hỏi có trình độ học vấn cao. Như vậy hệ thống phân phối bán hàng của TH nhìn chung có trình độ khá cao. Điều này sẽ là sức mạnh lớn để TH có thể tận dụng tối đa hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, TH là một công ty mới thành lập, sản phẩm mới ra đời, thị trường thì luôn biến động. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên bán hàng hầu hết đều nằm trong độ tuổi từ 21 – 35, kinh nghiệm còn hạn chế, kỹ năng bán hàng cũng chưa cao. Vì vậy, bộ phận nhân sự của TH vẫn cần phải được bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên để nhân viên có thể phát huy được hết khả năng của mình.

Khi mới thành lập, TH đã nhanh chóng xây dựng cho mình bộ phận “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”, nhưng chưa có một hệ thống đào tạo bài bản giúp nâng cao năng lực nhân viên một cách hiệu quả. TH hoàn toàn có thể khai thác tốt hơn từ bộ phận này nhằm tạo nên một hệ thống đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên nghiệp, giúp nhân viên nâng cao kỹ năng của mình, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc, góp phần tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm TH true milk.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa của công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH đến năm 2020 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w