I- KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG KHU VỰC CHÂ UÁ
2- Những thông tin khái quát về một số thị trường nhận lao động chủ yếu ở
2.1- Thị trường Nhật Bả n:
Nhật Bản từ lâu đã được coi là một quốc gia có chính sách “đóng cửa” đối với lao động nước ngoài. Trong các quy định của pháp luật Nhật Bản về vấn đề
nhập cư, người nước ngoài chỉ được vào Nhật làm việc trong một số rất ít nghề, chủ yếu là các nghề có tính chất chuyên gia. Tuy nhiên vào đầu những năm 1991, Nhật Bản lại đưa ra chính sách tiếp nhận lao động từ các nước đang phát triển sang Nhật tu nghiệp nâng cao tay nghề. Theo quan điểm của các nhà hoạch
định chiến lược kinh tế Nhật, đây là một biện pháp chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển và nhằm mục đích giảm số lượng lao động bất hợp pháp tại nước này, đồng thời cũng là đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu lao động trầm trọng. Đây là một biện pháp được hoan nghênh đối với các nước XKLĐ. Người lao động nước ngoài ở đây chỉ được hưởng quy chế “tu nghiệp sinh” (trainee) và hưởng “ trợ cấp tu nghiệp” (trainee allowance) nhưng mức trợ cấp này cũng đã cao hơn rất nhiều so với mức lương của người lao động ở một số thị trường khác. Từ năm 1995 đến nay, chính sách này lại được mở rộng thêm một bước: vào năm thứ 2 và năm thứ 3, tu nghiệp sinh được hưởng quy chế gần giống lao động (được hưởng lương thay cho trợ cấp tu nghiệp, được phép làm thêm giờ...)
Từ năm 1993, Việt Nam bắt đầu đưa người lao động sang tu nghiệp tại Nhật Bản và từ đó đến nay số lượng tu nghiệp sinh ngày càng tăng lên. Nếu như
năm 1993 chúng ta chỉ đưa được 17 người sang Nhật tu nghiệp thì năm 1997 đã có 1312 người và cho tới nay chúng ta đã đưa đi được khoảng 9000 lao động (thông qua việc cấp giấy phép của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, con số
thực tế còn lớn hơn nữa nếu tính cả những người đi theo các kênh đầu tư và thương mại). Hiện tại, Việt nam có trên 30 Công ty cung ứng Tu nghiệp sinh và lao động sang Nhật Bản theo hai khu vực đất liền và trên biển. Bình quân số lao
động Việt nam sang Nhật hàng năm là 2000 người.
Nhìn chung, tổng số lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản còn thấp, trong cả thời kì 1993 - 1999 ta chỉ đưa được có 7.023 người , chiếm 2,3% tổng số lao động nước ngoài sang tu nghiệp tại Nhật Bản, nếu so với số lượng lao động Trung Quốc đưa sang Nhật tu nghiệp thì còn là quá thấp. Từ năm 1993
đến 1999, Trung Quốc đã đưa sang Nhật 123.117 người, chiếm trên 40% tổng số. Thị trường Nhật Bản là một thị trường tương đối khó tính, họ chỉ nhận lao
tiếng Nhật trước khi đi và thủ tục xin visa nhập cảnh rất phức tạp, tốn thời gian. Song bù lại, lao động Việt Nam tu nghiệp tại Nhật thường được hưởng điều kiện tương đối tốt so với làm việc tại nhiều nước khác.
Tuy nhiên, thị trường lao động Nhật Bản lại phát sinh vấn đề người lao
động tự ý bỏ hợp đồng đi làm việc ở xí nghiệp khác có mức lương cao hơn. Tỉ lệ
lao động Việt Nam bỏ hợp đồng tính tới thời điểm năm 2001 là 9,75% cao hơn tất cả các nước khác và cao gấp nhiều lần một số nước (Trung Quốc - 1,04%, Thái Lan - 0,91%, Philippin - 2,07%, Indonesia - 2,54% 1). Đây chính là nguyên nhân làm cho các chủ sử dụng lao động Nhật Bản không tiếp nhận nhiều lao
động Việt Nam, tuy rất hài lòng về tư cách đạo đức cũng như khả năng làm việc của lao động nước ta.