Quy mô xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Những thách thức, cơ hội và giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động của Việt nam sang thị trường Châu Á” pdf (Trang 42 - 44)

III- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XKLĐ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ

1- Quy mô xuất khẩu lao động

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu lao

20/9/1999 quy định việc người lao động và chuyên gia Việt nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia đã đạt được những kết quả quan trọng: xây dựng một hệ thống cơ

chế chính sách tương đối đồng bộ, ổn định và duy trì thị trường đã có, mở thêm

được một số thị trường mới và tăng quy mô đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; các cơ quan Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong việc phối hợp và tổ chức thực hiện; đội ngũ doanh nghiệp phát triển và từng bước tiếp cận thị trường lao động quốc tế, đã chủ động đầu tư, năng động hơn trong công tác khai thác thị trường và tổ chức quản lý.

Trong bối cảnh thị trường lao động quốc tế suy giảm, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu lao động ngày càng gay gắt, phần lớn các doanh nghiệp ta mới bước vào hoạt động, còn ít kinh nghiệm nhưng từ đầu năm 2000 đến nay đã có 110 doanh nghiệp ký được hợp đồng và đã đưa được trên 54.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Năm 2000 tăng gấp 1,44 lần so với năm 1999, 8 tháng

đầu năm 2001 tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước, góp phần tạo việc làm và thu nhập cao cho NLĐ.

Hiện nay có gần 300.000 lao động và chuyên gia Việt nam đang làm việc

ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề thuộc các lĩnh vực: xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt, may, chế biến thuỷ sản, dịch vụ, vận tải biển,

đánh bắt chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, tin học… Năm 2000, thu nhập ròng của lao động và chuyên gia đạt khoảng 1,25 tỷ USD.

Bảng 4: Số lượng lao động đi làm việc tại nước ngoài ở các thị trường trong vòng 4 năm trở lại đây

Đơn vị: Người

Năm Số lượng lao động

1999 21.800 2000 31.500 2000 31.500

2002 46.000

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động XKLĐ năm 2002 – Cục quản lý lao động với nước ngoài)

Nhìn vào bảng trên ta thấy nếu như năm 1999, số lượng lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài là 21.800 lao động, thì đến năm 2002 số lao động

đi làm việc ở nước ngoài đã đạt trên 46.000 lao động, cao gấp trên 2 lần số

lượng lao động đưa đi năm 1999, nâng tổng số lao động Việt nam đi làm việc ở

nước ngoài trên 40 vạn lao động, ước tính số ngoại tệ chuyển về đạt trên 1,4 tỷ

USD.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Những thách thức, cơ hội và giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động của Việt nam sang thị trường Châu Á” pdf (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)