I- KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG KHU VỰC CHÂ UÁ
2- Những thông tin khái quát về một số thị trường nhận lao động chủ yếu ở
2.2- Thị trường Hàn Quốc:
Là một quốc gia có diện tích 90.000km2, bằng 1/3 diện tích Việt Nam. Tài nguyên thiên nhiên hầu như không có gì ngoài nguồn than antracit và một ít quặng sắt. Tuy nhiên từ thập kỉ 60, nền kinh tế Hàn Quốc đạt sự tăng trưởng thần tốc biến đất nước này trở thành “con hổ” mạnh của kinh tế khu vực Châu Á, trở thành quốc gia công nghiệp chủ yếu với các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng và điển hình nhất là công nghiệp điện tử cao cấp dựa trên hàm lượng cao về khoa học và công nghệ.
Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng mới chỉ nhận lao động nước ngoài dưới hình thức tu nghiệp sinh từ năm 1993. Nhưng khác với Nhật, Hàn Quốc giao cho hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc (KFSMB)
đứng ra làm đầu mối tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài về giao cho các doanh nghiệp. Trong thời kì đầu, KFSMB quy định mức lương cho tu nghiệp sinh nước ngoài theo từng quốc tịch (cao nhất là tu nghiệp sinh Trung Quốc, sau đó là đến Philippin, Việt Nam đứng thứ 3). Nhưng sau này, do nhiều vấn đề phát sinh, chính phủ Hàn Quốc quy định cho mọi tu nghiệp sinh nước ngoài đều được hưởng mức lương tối thiểu của Hàn Quốc. Cho tới năm 2001, nước ta đã xuất khẩu sang được thị trường này khoảng 28.000 lao động tính cả số thuyền viên
đánh cá trên biển. Hiện nay, số Công ty Việt nam được thực hiện chương trình cung ứng Tu nghiệp sinh đi Hàn Quốc gồm 8 Công ty.
Từ cuối năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, số lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Hàn Quốc giảm đi rõ rệt (Năm 1997 số lao động xuất sang Hàn Quốc là 6.275 người năm 1998 giảm xuống còn 4.880 người). Nhưng từ năm 2000, do kinh tế Hàn Quốc đã được phục hồi, số lượng tu nghiệp sinh sang Hàn Quốc lại tăng lên nhanh chóng. Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc có thu nhập khá, tuy trong thời kì Hàn Quốc gặp khủng hoảng tài chính có gặp một số khó khăn, nhưng hiện nay đã ổn định trở lại.
Thị trường Hàn Quốc là thị trường không khó tính như thị trường Nhật Bản. Tiêu chuẩn đối với lao động đi làm việc ở Hàn Quốc là có sức khỏe tốt và chăm chỉ làm việc. Họ chỉ yêu cầu tuyển lao động phổ thông, không cần có nghề
và cũng không cần sang Việt Nam để tuyển chọn hoặc phỏng vấn.
Mặc dù vậy, cũng tương tự như ở thị trường Nhật Bản, tại thị trường Hàn Quốc nổi lên vấn đề lao động tự ý bỏ hợp đồng đi làm việc bất hợp pháp ở xí nghiệp khác với tỉ lệ rất cao. Tại thời điểm tháng 6 năm 2000, có khoảng 9.600 người lao động Việt Nam làm việc ở Hàn Quốc, trong đó có tới 3.500 người lao
động đã bỏ hợp đồng làm việc bất hợp pháp và 600 người đi du lịch ở lại bất hợp pháp 2. Song nhờ có sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước ta với phía Hàn Quốc, nên nước bạn vẫn sẵn sàng tiếp nhận số lượng lớn lao động nước ta, nhưng do tỉ lệ lao động bỏ hợp đồng quá cao cũng phần nào ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng việc đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc, nhất là xét về
góc độ dài hạn.