ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC XKLĐ TRONG THỜI KỲ 2000 –

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Những thách thức, cơ hội và giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động của Việt nam sang thị trường Châu Á” pdf (Trang 59 - 63)

Hoạt động XKLĐ ở nước ta đã trở thành một mục tiêu chiến lược của công tác xoá đói giảm nghèo và việc phát triển lĩnh vực này được coi như là một thế mạnh kinh tế quốc gia. Vì vậy việc đề ra những định hướng và chủ trương cho hoạt động này là rất cần thiết.

Ở nước ta, chiến lược phát triển KT - XH của Nhà nước đang thu được những kết quả khả quan. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ

IX đã đưa ra mục tiêu tổng quát: “ Đưa nước ta ra khi tình trng kém phát trin, nâng cao rõ rt đời sng vt cht và tinh thn ca nhân dân, to nn tng để đến năm 2020, nước ta cơ bn tr thành mt nước công nghip theo hướng hin đại ”.

41- CT/TW khẳng định : “ XKLĐ và chuyên gia là mt hot động KT- XH góp phn phát trin ngun nhân lc, gii quyết vic làm to thu nhp và nâng cao trình độ tay ngh cho người lao động, tăng ngun thu ngoi t cho đất nước và tăng cường quan h hp tác quc tế gia nước ta vi các nước. S n lc to thêm vic làm trong nước và ngoài nước ch mi gii quyết được mt phn trong khi s lao động không có vic làm đô th còn khá cao. H s s dng thi gian lao động nông thôn còn rt thp. Hàng năm li có hơn mt triu người đến tui lao động. Trước tình hình đó, cùng vi các gii pháp gii quyết vic làm trong nước là chính, XKLĐ và chuyên gia còn có vai trò quan trng trước mt và lâu dài”.

Để đạt được những mục tiêu, tinh thần chỉ đạo đã đề ra và từ quan điểm và chủ trương tổng quát mà Đảng đã đề ra, định hướng phát triển của XKLĐ

trong thời gian tới cần tập trung:

1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

- XKLĐ là một chiến lược quan trọng, lâu dài, là một nội dung của Chương trình quốc gia về việc làm, một hoạt động KT - XH góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là một bộ phận của hợp tác quốc tế góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Việt Nam với các nước và củng cố cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

- Đẩy mạnh XKLĐ trước hết là trách nhiệm của Nhà nước. Các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương xuống đến địa phương phải có sự phối hợp

đồng bộ trong việc đầu tư mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực xuất khẩu, cụ thể hoá chủ trương, chính sách và chỉđạo đểđẩy mạnh XKLĐ.

- Phải có chiến lược về mở rộng thị trường XKLĐ, củng cố thị trường truyền thống, giữ và phát triển thị trường hiện có, khai thông các thị trường mới. Mỗi khu vực cần xây dựng đề án riêng cho phù hợp với đặc điểm và tình hình của khu vực đó.

- Thực hiện việc XKLĐ theo quan hệ cung - cầu của thị trường lao động.

Đa dạng hoá thị trường XKLĐ, cung cấp lao động cho mọi thị trường cần lao

động Việt Nam nếu ở đó phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đảm bảo an ninh và quyền lợi kinh tế cho người lao động.

- Đa dạng hoá ngành nghề, trình độ lao động, cung cấp lao động với mọi ngành nghề và trình độ tay nghề khác nhau. XKLĐ phải đảm bảo tính cạnh tranh trên cơ sở tăng cường đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật và chuyên gia, nâng dần tỷ trọng lao động xuất khẩu...Mặt khác phải đa dạng hoá thành phần tham gia XKLĐ, củng cố các doanh nghiệp chuyên XKLĐ, mở rộng diện các doanh nghiệp Nhà nước có đủ điều kiện trực tiếp để nhận thầu công trình, đưa lao động

đi làm việc tại các thị trường nước ngoài...

Bên cạnh đó phải đa dạng hoá hình thức đưa lao động đi nước ngoài theo các hướng ưu tiên sau:

- Đi tập thể, do các doanh nghiệp tổ chức dưới các hình thức nhận thầu cong trình công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông dân dụng... ở nước ngoài.

- Chuyên gia trên một số lĩnh vực mà ta có điều kiện.

- Công nhân có tay nghề làm việc theo hợp đồng ký giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Lao động phổ thông trong một số lĩnh vực theo yêu cầu của phía nước ngoài và theo quy định của Chính phủ.

- Đầu tư để phát triển sự nghiệp XKLĐ, nâng cao năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước, đầu tư cho các tổ chức XKLĐ và người lao động. Đầu tư đào tạo về ngoại ngữ, tay nghề và chuyên môn, đáp ứng yêu cầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế.

2. MỤC TIÊU CỤ THỂ

Trên thế giới hiện nay, nhìn chung nhu cầu sử dụng lao động không còn cao như thời kì trước do nhiều nước đang cải cách kinh tế, các tập đoàn đổi mới sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất để

tiết kiệm lao động. Muốn hình thành được một hệ thống thị trường lao động quốc tế tiếp nhận và sử dụng lao động Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải có những

định hướng cụ thể cho các năm trước mắt và nỗ lực thực hiện những chủ trương,

định hướng đó.

Một là, thống nhất và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của doanh nghiệp và người lao động về lợi ích kinh tế, chính trị và ngoại giao trong hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia, bảo đảm uy tín của Việt nam trên trường quốc tế.

Hai là, nâng cao năng lực quản lý theo kịp tốc độ phát triển xuất khẩu lao

động và chuyên gia và quá trình hội nhập quốc tế.

Ba là, xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ về chuyên môn kỹ

thuật, ngoại ngữ và có ý thức chấp hành luật pháp.

Bốn là, tăng cường năng lực của các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế.

Định hướng ca Đảng và Nhà nước ta t nay đến năm 2010 v lĩnh vc XKLĐ là:

*** Với chủ trương mở rộng, đa dạng hoá trong XKLĐ, những chính sách cởi mở tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, cho người lao động như đã trình bày ở phần trên, trong bối cảnh quan hệ ngoại giao và quan hệ hợp tác kinh tế giữa nước ta với nước ngoài đã có nhiều thuận lợi thì khả năng đưa được một số lượng lớn lao động ra nước ngoài làm việc là một hiện thực trong những năm tới.

*** Với mục tiêu cơ bản, quan trọng và lâu dài là đưa hàng chục vạn lao

động và chuyên gia ra nước ngoài làm việc, để từ năm 2010 trở đi luôn có khoảng một triệu lao động và chuyên gia làm việc ở nước ngoài. Cho nên ngay từ những năm 2000 chúng ta phải đề ra một kế hoạch cụ thể cho từng thời kỳ:

- Từ năm 2002 - 2005: bình quân hàng năm khoảng 50.000 - 100.000 người được tham gia vào Xuất khẩu lao động và chuyên gia.

- Từ năm 2006 - 2010: trung bình hàng năm đưa đi khoảng 150.000 - 200.000 lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài.

- Phấn đấu luôn có khoảng 200.000 đến 500.000 lao động làm việc thường xuyên ở nước ngoài.

II- CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XKLĐ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Những thách thức, cơ hội và giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động của Việt nam sang thị trường Châu Á” pdf (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)