I- KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG KHU VỰC CHÂ UÁ
2- Những thông tin khái quát về một số thị trường nhận lao động chủ yếu ở
2.3- Thị trường Đài Loan:
Đài Loan là một thị trường XKLĐ mới của Việt Nam. Trong một vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Đài Loan đã thường xuyên qua lại để tìm hiểu, gặp gỡ, đàm phán và kí kết hợp đồng.
Nhu cầu lao động của Đài Loan rất cao, nhưng chính quyền thì giới hạn chỉ được nhận 300.000 lao động nước ngoài. Khác với Nhật Bản và Hàn Quốc, Đài Loan có chính sách nhận lao động nước ngoài chính thức, có hệ thống luật lệ và quy chế tương đối rõ ràngvà chặt chẽđối với lao động nước ngoài.
Từ đầu những năm 1991, Đài Loan đã nhận lao động từ 4 nước Thái Lan, Philippin, Malaisia và Indonesia, đến cuối năm 1999 mới nhận thêm lao động
Việt Nam. Trong những năm qua, lao động Thái Lan và lao động Philippin đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường này (Thái Lan hiện có khoảng 133.000 lao động, chiếm 49,28%, Philippin có khoảng 114.000 lao động, chiếm khoảng 42,22% tổng số lao động nước ngoài) . Trong điều kiện tham gia sau nhưng tổng số lao
động vẫn bị giới hạn như cũ, lao động Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường cho mình, do phải cạnh tranh với lao động các nước khác để thay thế họ. Cũng chính vì vậy nên trong thời gian đầu, tốc độ đưa lao
động Việt Nam sang Đài Loan còn chậm vì phải đợi thời hạn hợp đồng của lao
động các nước khác hết mới có thể thay thếđược.
Thị trường Đài Loan cũng là một thị trường khó tính. Họ chủ yếu tiếp nhận lao động có nghề, phải biết tiếng Hoa ở mức độ cơ sở, và có những qui định rất ngặt nghèo về sức khoẻ. Trong điều kiện cạnh tranh tự do, chúng ta với Đài Loan không có những tác động về mặt Nhà nước như với Hàn Quốc, thì bên cạnh phẩm chất và khả năng làm việc của người lao động, tỉ lệ bỏ hợp đồng sẽ
trở thành nhân tố quyết định ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường ở nước này.
Đây là một điều hết sức khó khăn và đòi hỏi chúng ta phải quan tâm tới.
Thị trường Đài Loan (cũng như một số thị trường khác) có nhu cầu rất cao về lao động làm các dịch vụ gia đình (lao động giúp việc gia đình, trông trẻ em, chăm sóc người già, người ốm). Loại hình lao động này hiện nay ta đang tiến hành làm thí điểm để rút kinh nghiệm mở rộng.
Cho tới nay đã có 158 doanh nghiệp Việt Nam chuyên doanh XKLĐ được phép cung ứng lao động cho Đài Loan. Người lao động làm việc tại Đài Loan tập trung vào những ngành chủ yếu như điện tử, may mặc, dệt, chế tạo, xây dựng, thuyền viên đánh cá, khán hộ công và giúp việc gia đình...(sơ bộ có khoảng 28 ngành nghề khác nhau).
Thị trường Đài Loan có một đặc điểm là thông thường các chủ sử dụng lao
động uỷ quyền cho công ty dịch vụ việc làm (môi giới) ra nước ngoài tuyển lao
động và quản lý người lao động nước ngoài ngoài giờ làm việc. Các công ty dịch vụ việc làm thường thu của người lao động một khoảng phí rất cao về các công việc này. Tuy nhiên để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ và dựa vào đặc điểm tình hình kinh tế Việt nam, chính phủ Việt nam và Uỷ ban lao động Đài Loan đã có những quy định cụ thể hợp lý về mức phí này nhằm tránh tình trạng các Công ty môi giới Đài Loan và Việt nam tự ý nâng mức phí lên cao.