CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LÀM CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Những thách thức, cơ hội và giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động của Việt nam sang thị trường Châu Á” pdf (Trang 71 - 76)

II- CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XKLĐ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LÀM CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG:

KHẨU LAO ĐỘNG:

3.1. Phát trin mng lưới tuyn dng người lao động

Xác định đây là yếu tố quan trọng để mở rộng thị trường xuất khẩu lao

động, thúc đẩy thị trường xuất khẩu lao động trong nước phát triển, trong đó có tính tới các yếu tố các đại lý tuyển dụng người lao động. Về nhận thức, rõ ràng là khi có chính sách xuất khẩu lao động ngày càng thông thoáng và ổn định thì cơ hội kinh doanh theo kiểu “ chụp giật “ hay “ đánh quả “ hay “ lưà đảo “ như

trước kia sẽ ngày càng ít đi. Trong điều kiện đó, doanh nghiệp chỉ có thể tăng trưởng khi chiếm lĩnh được thị trường, mở rộng được mạng lưới tuyển dụng người lao động, phát triển được bạn hàng, đối tác kinh doanh, tiếp nhận người lao động. Đồng thời, mở rộng mạng lưới tuyển dụng người lao động hoặc đại lý tuyển dụng người lao động ở nông thôn, thành thị cũng là tiền đề về mặt tổ chức

để có thể thực hiện được Chỉ thị của Bộ Chính trị về vấn đề xuất khẩu lao động. Các doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cần đi

đầu trong việc phát triển mạng lưới tuyển dụng người lao động để định hướng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý ngành, UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc trung

mạng lưới tuyển dụng người lao động đến các quận, huyện, xã và cụm xã, trở

thành doanh nghiệp nòng cốt trên thị trường nông thôn, trước hết trong lĩnh vực

đào tạo nghề cho người lao động và cung ứng cơ sở vật chất, phương tiện đào tạo nghề, tín dụng cho người lao động. Ở các tỉnh, thành phố có nhu cầu xuất khẩu lao động mạnh, các doanh nghiệp cần tổ chức mạng lưới điểm tuyển dụng lao động trực tiếp đến các cụm xã, phường, trên cơ sở liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp và chính quyền cơ sở.

3.2. Đổi mi t chc và hot động ca các t chc tuyn dng lao động theo hướng: theo hướng:

Trên cơ sở các loại hình tổ chức tuyển dụng lao động hiện có (tuyển dụng lao động tại chỗ, hợp tác tuyển dụng lao động tại công ty, doanh nghiệp… ) tổ

chức lại thành các trung tâm tuyển dụng lao động ở nông thôn, chủ yếu hoạt

động trong lĩnh vực dịch vụ “ hai đầu “ cho người lao động bằng phương thức tuyển dụng trực tiếp hoặc môi giới lao động, cung ứng nguồn lao động xuất khẩu; đồng thời đổi mới các cơ chếđóng tiền thế chấp, góp vốn, cơ chế quản lý, cơ chế tuyển dụng lao động và cơ chế quản lý mạng lưới môi giới lao động xuất khẩu cho phù hợp với thực tế thị trường và tiềm năng kinh doanh.

3.3 Huy động và to điu kin cho mng lưới gii thiu vic làm:

Hiện nay, xuất phát từ thực tế xuất khẩu lao động, tiềm năng và khả năng, lợi nhuận từ lĩnh vực này, đã xuất hiện một tầng lớp trung gian là các trung tâm,

đại lý, cá nhân môi giới tích cực tham gia vào công tác xuất khẩu lao động thông qua việc tuyển dụng và giới thiệu người lao động cho các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động. Thực hiện các chính sách, chủ trương tăng cường xuất khẩu lao động, nên khuyến khích lực lượng này cùng với các doanh nghiệp làm đối tác lâu dài và ổn định và trở thành đối tác ký kết và thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp trong việc cung ứng nguồn lao động.

Để mạng lưới tuyển dụng lao động thực sự trở thành “ cánh tay nối dài“ của doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động và cung cấp nguồn lao động cho doanh nghiệp, góp phần thiết lập kênh lưu thông hợp lý và ổn định, hoàn thiện mô hình thương mại của cấp độ thị trường xuất khẩu lao động hiện nay, cần phải:

*** Căn cứ vào đặc điểm và điều kiện của địa phương để xác định các đối tượng lao động cần thiết và có thể tuyển dụng. Tổ chức mạng lưới trung tâm của

các doanh nghiệp, từng bước thu hút và sử dụng những người môi giới tham gia vào mạng lưới trung tâm, đảm nhận việc giới thiệu theo uỷ quyền của doanh nghiệp.

*** Cụ thể hoá và áp dụng các chính sách hỗ trợ phát triển phương thức trung tâm đối với cả hai bên ( bên giao trung tâm và bên nhận trung tâm) thông qua các cơ chế tín dụng, hoa hồng và các hỗ trợ kỹ thuật khác. Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về quy chế tuyển dụng, môi giới lao động; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của việc ký kết và thực hiện các hợp đồng trung tâm theo quy định của pháp luật.

*** Các tỉnh có nhu cầu xuất khẩu lao động cần mở rộng hệ thống trung tâm tuyển dụng lao động cuả doanh nghiệp nhà nước đến tận cơ sở. Đưa công tác hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu lao động phát triển và quản lý mạng lưới trung tâm, môi giới tuyển dụng lao động thành một nội dung chỉ đạo thực hiện thường xuyên đối với chính quyền cơ sở, nhất là về các mặt: lựa chọn người hoặc trung tâm tuyển dụng, môi giới lao động; giám sát hoạt động của trung tâm, người môi giới và kịp thời xử lý vi phạm, đôn đốc trung tâm thanh toán tiền với doanh nghiệp.

Cùng với sự phát triển mạng lưới trung tâm, môi giới tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, thực hiện sự liên kết các doanh nghiệp thuộc các thành phần với nhau dưới nhiều hình thức, theo cả chiều dọc ( giữa các khâu, các công đoạn của quá trình tuyển dụng lao động ) lẫn chiều ngang ( giữa các khu vực, địa bàn của thị trường ) để từng bước tạo ra thế lực mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển kinh doanh, chi phối và chủ đạo được thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam truyền thống.

3.4. Chun b tt lc lượng lao động đáp ng yêu cu ca th trường lao động quc tế: lao động quc tế:

Sự sẵn sàng về mọi phương diện của đội ngũ lao động thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động quốc tế là yếu tố quyết định khả năng mở rộng xuất khẩu lao động.

Việc sử dụng kết quả hoạt động tiếp thị và dự báo thị trường để đào tạo nghề nghiệp thích hợp và ngoại ngữ cho lao động chuẩn bị đưa đi nước ngoài

Việc giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, giáo dục kiến thức tối thiểu về luật lao động và phong tục tập quán của nước sở

tại cho đội ngũ lao động là hết sức cần thiết góp phần bảo đảm thực hiện tốt hợp

đồng và nâng cao uy tín đội ngũ lao động ta trên thị trường quốc tế.

Cải tiến công tác tuyển chọn, giải quyết nhanh các thủ tục xuất cảnh lao

động cũng hết sức quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng

3.5. T chc tt hot động marketing v xut khu lao động:

Coi tiếp thị là một khâu hết sức quan trọng đối với các loại hoạt động kinh doanh. Quy mô và chất lượng của nói góp phần quyết định hiệu quả của kinh doanh. Xuất khẩu lao động cũng chỉ có thể đạt hiệu quả khi làm tốt công tác tiếp thị.

Nội dung chủ yếu của hoạt động này là nắm bắt nhanh, nhạy nhu cầu lao

động của các tổ chức kinh tế nước ngoài về số lượng, cơ cấu nghề nghiệp, đòi hỏi trình độ, giới tính, ngoại ngữ, điều kiện làm việc, giá sinh hoạt, tiền lương, bảo hiểm, bảo hộ lao động, dân cư, điều kiện hoà nhập của lao động Việt Nam. Hoạt động tiếp thị còn phải tìm ra những cơ sở để dự báo các yếu tố nêu trên trong tương lai. Nó cũng phải bằng mọi phương thức tiến hành thông tin, quảng cáo về khả năng “ cung “ lao động với tính đa dạng của các loại nghề nghiệp của ta đến với các bạn hàng trên khắp thế giơí.

Bên cạnh việc quan tâm cung cấp lao động cho những thị trường mới như

Trung Đông, và gửi chuyên gia cho Châu Phi- những nơi mà vấn đề an ninh với người lao động chưa thực sự được đảm bảo, thì trước mắt, chúng ta cần quan tâm đến khu vực kinh tế năng động của thế giới, khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Tại đây, cần đặc biệt quan tâm đưa lao động vào thị trường Nhật Bản,

Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Singapo, Hồng Kông, Brunei… là những nơi

đang cần sử dụng lao động nước ngoài.

3.6. Công tác thông tin, tuyên truyn:

Các cấp, các ngành và các doanh nghiệp tăng cường hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng để thông tin đầy đủ, kịp thời các nội dung sau:

- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định pháp luật về xuất khẩu lao động và chuyên gia nhằm tạo ra nhận thức đúng đắn trong các cấp, các ngành và người lao động.

- Thông tin về nhu cầu, điều kiện của thị trường và tiêu chuẩn lao động

để người lao động chủ động đầu tư học tập nâng cao trình độ nghề

nghiệp và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động quốc tế. - Đưa các tin, bài liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động tạo điều

kiện cho công tác ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước, tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và lao động ta trên thị

trường quốc tế. Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, những vi phạm trong xuất khẩu lao động nhưng phải đảm bảo quan hệ

hợp tác với nước ngoài.

3.7. Tăng cường công tác kho sát th trường và qun lý NLĐ nước ngoài: ngoài:

Thực tế cho thấy, công tác tiếp cận tiếp cận thị trường là hết sức quan trọng. Doanh nghiệp không nên chỉ dụa vào những thị trường truyền thống mà còn phải tự mình khảo sát và tìm kiếm thị trường triển vọng, báo cáo với Cụcq uản lý lao động với nước ngoài – Bộ lao động và thương binh xã hội để từ đó dẫn đến sự thương thảo giữa hai Chính phủ về vấn đề hợp tác lao động lâu dài và khai thông thị trường mới. Việc nắm bắt thông tin nhanh nhậy cũng là một yếu tố quyết định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như khi biết trước sắp có một công trình xây dựng lớn được thực hiện tức là họ sẽ cần nhiều công nhân xây dựng, doanh nghiệp chuẩn bị sẵn nguồn và lên kế hoạch “chào hàng” đàm phán hợp tác với đối tác. Như vậy, nếu như có được sự chuẩn bị sẵn sàng để vào cuộc, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ may lấy được nhiều đơn hàng hơn hẳn những doanh nghiệp khác.

Việc quản lý NLĐ trong thời hgian làm việc tại nước ngoài cũng là một vấn đề cần được các doanh nghiệp chú trọng hơn nữa. Doanh nghiệp cần cử đại diện của mình sang nước bạn và phối hợp chặt chẽ với đối tác để quản lý NLĐ, giải quyết kịp thời những phát sinh, tránh không để xảy ra trường hợp NLĐ bỏ

trốn, đánh nhau, đình công dẫn đến tình trạng NLĐ phải về nước trước hạn, ảnh hưởng đến uy tín NLĐ Việt Nam, đồng thời cũng giữa được đối tác làm ăn lâu dài. Làm tốt được công tác này sẽ dẫn đến việc khi NLĐ về nước thanh lý hợp

đồng cũng rất suôn sẻ, tâm lý thải mái, đặc biệt là không gây áp lực cho cả hai bên: doanh nghiệp và NLĐ.

3.8 Xây dng cơ s đào to riêng ca doanh nghip và nâng cao cht lượng đào to NLĐ: lượng đào to NLĐ:

Các đối tác nước ngoài, nhất là Đài Loan rất chú ý đến việc doanh nghiệp cung ứng lao động có cơ sở đào tạo riêng của mình hay không vì họ cho răng

điều này chứng tỏ khả năng, thế mạnh và chất lượng đào tạo NLĐ. Chính vì vậy hiện nay hầu hết những doanh nghiệp cung ứng lao động Việt nam có tên tuổi trong làng XKLĐđều đã xây dựng cho mình Trung tâm đào tạo với đội ngũ giáo viên, quản lý có nhiều kinh nghiệm, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo đối với NLĐ. Ngoài ra công tác giáo dục định hướng là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo. Đả thông tư tưởng của NLĐ khiến cho NLĐ yên tâm khi làm việc tại nước ngoài cũng chính là một biện pháp giảm nhẹ công tác quản lý tại nước ngoài cho đại diện của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc này phải được sự

hưởng ứng tích cực từ hai phía, nhất là từ phía NLĐ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Những thách thức, cơ hội và giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động của Việt nam sang thị trường Châu Á” pdf (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)