II- CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XKLĐ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
1. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ :
1.1. Thiết lập quan hệ Nhà nước, cấp dưới nhà nước với các nước, vùng lãnh thổ có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài: vùng lãnh thổ có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài:
Nhà nước đóng vai trò quyết định cho sự ổn định và phát triển của XKLĐ. Ngoài chức năng xác định chủ trương, định hướng chiến lược...để hỗ trợ
cho XKLĐ phát triển, Chính phủ còn có vai trò hết sức to lớn trong mở rộng thị
trường lao động ngoài nước, cũng là khâu mang tính quyết định trong chu trình XKLĐ của bất kỳ nước nào. Do vậy, cần thiết lập quan hệ Nhà nước, cấp dưới nhà nước hình thành hệ thống tuỳ viên lao động để tham mưu, tư vấn cho Nhà nước các Hiệp định khung hoặc các biên bản ghi nhớ hoặc các thoả thuận nguyên tắc để tạo lập khung pháp lý, mở đường cho các doanh nghiệp ký kết và thực hiện các hợp đồng cụ thể.
Từ thực tế của xuất khẩu lao động trong thời gian qua, báo cáo tình hình công tác xuất khẩu lao động trong năm 2002 và đánh giá tình hình xuất khẩu lao
động trong những năm tới của Cục Quản lý lao động nước ngoài, Bộ Lao đông- Thương binh và Xã hội cũng đã nêu rõ: Đối với các thị trường XKLĐ truyền thống, nên tạo lập chức danh tuỳ viên phụ trách vấn đề lao động Việt Nam tại nước sở tại ( bên cạnh các tuỳ viên phụ trách kinh tế, văn hoá- xã hội ) để trực tiếp giải quyết những vướng mắc, tồn tại giữa người lao động với người sử dụng lao động một khi nẩy sinh tranh chấp quyền lợi, đồng thời bảo vệ quyền lợi, lợi ích của người lao động Việt Nam khi lao động ở nước ngoài. Tuỳ viên lao động cũng có nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường; tình hình và khả
năng tiếp nhận lao động Việt Nam sang lao động trong những năm tiếp theo; nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao
động….. Từ đó, có thể thấy vai trò của tuỳ viên lao động rất lớn, có tính quyết
định cho việc thâm nhập, cạnh tranh, mở rộng thị phần trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tại một quốc gia có nhu cầu.
Đối với quản lý Nhà nước, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện hợp đồng và xử lý phạt cảnh cáo, đình chỉ hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định hoặc vĩnh viễn đối với những vi phạm của doanh nghiệp. Hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và buông lỏng quản lý nhà nước hiện nay đối với một số doanh nghiệp. Đồng thời cần sớm phối hợp với doanh nghiệp đưa một số trường hợp NLĐ bỏ hợp đồng ra xử lý theo quy
định của pháp luật, mặt khác phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thông tin về các vụ việc để cảnh báo và răn đe đối với những trường hợp khác. Đồng thời đưa quy định xử phạt hành chính, phạt tiền đối với những lao động bỏ hợp
đồng vào văn bản pháp quy thực hiện Bộ luật lao động.
- Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy chế và hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra về xuất khẩu lao động và chuyêngia; tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất.
- Các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ
quản tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiêp trực thuộc.
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến xuất khẩu lao
động.
1.3 Hoàn thiện hệ thống quản lý và tổ chức bộ máy cán bộ quản lý Nhà nước về XKLĐ. nước về XKLĐ.
Để phù hợp với cơ chế thị trường và cải cách nền hành chính quốc gia nhằm tăng cường và nâng cao năng lực của quản lý Nhà nước, hệ thống quản lý XKLĐ cần được đổi mới theo hướng tinh giản đầu mối trung gian, tập trung chức năng quản lý Nhà nước vào một số cơ quan của Chính phủ. Hệ thống tổ
chức quản lý XKLĐ trong thời gian tới cần bao quát được các nội dung quản lý Nhà nước trong và ngoài nước nhưng bảo đảm tính linh hoạt và năng động.
Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận phụ trách mảng xuất khẩu lao
động của các địa phương trong lĩnh vực nghiên cứu, đánh giá nguồn cung lao
động, đối tượng xuất khẩu lao động, những biến động về nguồn lao động của địa phương…, tăng cường khả năng tham mưu của bộ phận xuất khẩu lao động đối
với cấp trên trực tiếp ( Sở LĐ- TB và XH ) và cấp quản lý nhà nước ( Cục quản lý lao động nước ngoài- Bộ LĐ- TB và XH)
Về cán bộ, cần tập trung đào tạo kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức Marketing, ngoại ngữ, kiến thức về lao động, luật pháp, đối ngoại mới đủ điều kiện để làm công tác quản lý; nghiên cứu và đưa Marketing xuất khẩu lao động vào làm một môn học chính thức trong chương trình giảng dạy chính khoá của trường Cao đẳng Lao động- Xã hội.
1.4 Các giải pháp về tổ chức thực hiện và quản lý
Để thực hiện thành công chủ trương và phương hướng XKLĐ của Đảng và Nhà nước, nhằm đẩy mạnh XKLĐ trong thời gian tới, ngoài các giải pháp nêu trên, cơ quan quản lý Nhà nước cần tiến hành một số giải pháp khác để chỉ đạo thống nhất hoạt động XKLĐ, đó là các giải pháp sau :
Xây dựng quy trình XKLĐ riêng biệt. XKLĐ của ta đã tiến hành được gần 20 năm, nhưng chưa có một quy trình tổng quát, thống nhất. Do đó sự phối hợp giữa các ngành, các cấp thiếu đồng bộ, không nhịp nhàng đã ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả công việc. Quy trình XKLĐ gồm ba giai đoạn:
*** Giai đoạn một là giai đoạn tìm kiếm và ký kết hợp đồng.
*** Giai đoạn hai là giai đoạn tuyển chọn và làm thủ tục xuất cảnh. *** Giai đoạn ba là quản lý ở nước ngoài và thanh lý hợp đồng.
Giai đoạn hai tiến hành làm thủ tục cho lao động xuất cảnh còn nhiều phiền hà ở các cấp, các ngành thuộc các địa phương đã làm chậm trễ tiến độ
xuất cảnh ảnh hưởng không nhỏ tới sự nghiệp XKLĐ. Thậm chí, nhiều khi, phải bỏ cả yêu cầu cung cấp lao động của chủ nước ngoài nhất là đối với thuyền viên (do phải dùng hai hộ chiếu)
Xây dựng hợp đồng mẫu cho các loại lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hợp đồng mẫu là những quy định tối thiểu về điều kiện làm việc, tiền lương,
điều kiện ăn ở, bảo hiểm, giải quyết tranh chấp và các điều kiện về bảo đảm nhân phẩm và an ninh. Ban hành hợp đồng mẫu là nhằm bảo vệ các quyền lợi tối thiểu của người lao động khi làm việc ở nước ngoài, tránh sự bóc lột và đối xử
Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ.
Đó là một trong các giải pháp góp phần tăng cường quản lý Nhà nước, đưa hoạt
động XKLĐ đạt được hiệu quả KT - XH cao. Nâng tiêu chuẩn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, nâng điều kiện về vốn điều lệ lên 7 tỷ dồng, về cán bộ có ít nhất 7 cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành và ngoại ngữ; quy định doanh nghiệp phải có cơ sở đào tạo quy mô 100 học viên nội trú trởlên và dành một phần chi phí cho đào tạo lao động. Việc đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ hàng năm nhằm xác định khả năng và hiệu quả của XKLĐ, động viên khuyến khích các doanh nghiệp năng động, tìm tòi mọi biện pháp để mở
rộng thị trường và kịp thời uốn nắn những sai lệch trong hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp.
1.5. Tăng cường trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp trong xây dựng, quản lý và chỉ đạo hoạt động của các doanh quyền các cấp trong xây dựng, quản lý và chỉ đạo hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia, cụ thể là:
- Đầu tư về vật chất và cán bộ đáp ứng nhiệm vụ mở thị trường và quản lý hoạt động xuất khẩu lao động.
- Quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia.
- Chỉ đạo, xử lý các vướng mắc, vi phạm của doanh nghiệp, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hiện tiện tiêu cực.
Bên cạnh đó các tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ
nữ Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên công sản Hồ
Chí Minh và các tổ chức chính trị khác nên tổ chức vận động, giáo dục tuyên truyền chủ trương, chính sách về XKLĐ và giám sát, triển khai công tác XKLĐ.
1.6. Mở rộng phạm vi thành phần kinh tế tham gia XKLĐ, đa dạng hoá hình thức và ngành nghềđưa đi xuất khẩu lao động: hình thức và ngành nghềđưa đi xuất khẩu lao động:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các khu vực kinh tế cùng tham gia hoạt động trong một lĩnh vực thì sẽ có tác động hoàn thiện quá trình và không ngừng tăng hiệu quả. Tăng thành phần tham gia XKLĐ sẽ giúp số lượng lao
động đi làm việc ở nước ngoài tăng lên, Nhà nước thu hút được nguồn ngoại tệ
lớn, quyền lợi người lao động được bảo đảm hơn do quy luật cạnh tranh điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp.
Đa dạng hoá ngành nghề, công việc trong XKLĐ trong giai đoạn tới đối với nước ta là một giải pháp mang tính chủ trương lớn và có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển XKLĐ. Cần mạnh dạn cho thí điểm đưa lao động đi phục vụ
gia đình (hiên nay chủ yếu tại thị trường Đài Loan) loại công việc này sẽ thu hút một số lượng lớn lao động nước ngoài. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải chuẩn bị chu đáo để bảo vệ quyền lợi người lao động.
1.7. Thành lập Hiệp hội XKLĐ trên toàn quốc: Hiện nay thị trường XKLĐ của Việt nam tập trung chủ yếu là ở Châu Á. Đã đến lúc Nhà nước cần XKLĐ của Việt nam tập trung chủ yếu là ở Châu Á. Đã đến lúc Nhà nước cần thành lập một Hiệp hội xuất khẩu lao động toàn quốc để tập hợp các doanh nghiệp XKLĐ quốc doanh và tư nhân, có tiếng nói chung tư vấn giúp Chính phủ
ban hành các chính sách cụ thể về XKLĐ đối với thị trường này và là tổ chức
đối thoại, đàm phán đối đẳng với Hiệp hội hợp tác lao đông của các nước và khu vực trên thế giới.
1.8. Xây dựng các cơ sở kinh tế đủ mạnh để hoạt động xuất khẩu lao động, tăng cường quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này. động, tăng cường quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này.
Nhà nước cần quy định những loại nghề nghiệp, những địa bàn chưa được phép xuất khẩu lao động. Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ người lao động và môi trường xã hội, nhà nước thực hiện cấp giấy phép hoạt động cho những doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực này. Cấp giấy phép ho các doanh nghiệp đưa lao động ra nước ngoài để thực hiện các hợp đồng đã ký kết xét thấy
đã bảo đảm những vấn đề cơ bản theo hướng dẫn nhằm bảo vệ được quyền lợi của người lao động và khắc phục tình trạng tiêu cực thường xẩy ra. Nhà nước thực hiện kiểm tra và đình chỉ hoạt động những doanh nghiệp không thực hiện
đúng quy chế “ về xuất khẩu lao động “.
Theo số liệu thống kê của Cục quản lý lao động với nước ngoài thì hiện nay cả nước ta có 162 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh XKLĐ và sắp tới con số này sẽ tăng lên rất nhiều. Trong số này có nhiều doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh chức năng XKLĐ, tạo dựng được uy tín với các đối tác nước ngoài nhưng cũng xuất hiện một số ít doanh nghiệp nặng về thu lợi nhuận, cạnh tranh không lành mạnh, thiếu trách nhiệm trong giảm sát thực hiện hợp
đồng. Hàng năm Bộ lao động – Thương binh xã hội và các ngành liên quan cần rà soát và đào thải bớt những doanh nghiệp yếu kém đó, tạo ra một môi trường