III- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XKLĐ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
3- Các hình thức XKLĐ
Đảng và Nhà nước ta đã nhìn nhận rõ lợi ích thiết thực từ việc xuất khẩu lao động nên đã không ngừng đưa ra những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài. Ngày 02/10/1985 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/CP quy định chi tiết về việc đưa người lao
động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Điều 4 Nghị định này quy
định rõ có 7 hình thức đưa người lao động Việt nam đi lao động nước ngoài: 3.1 Hợp đồng cung ứng lao động: Bên đối tác đưa đơn đặt hàng cụ thể về số
lượng, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính... và thông qua các doanh nghiệp tổ
chức kinh tế của Việt nam để tìm người lao động và ký kết.
3.2 Hợp đồng sử dụng chuyên gia: Đối tác nước ngoài cần sử dụng chuyên gia
đưa những chỉ tiêu, định mức cụ thể về người lao động, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, phía Việt nam sơ tuyển người lao động thì có sự kiểm tra lại của đối tác về trình độ của chuyên gia đó trước khi sang nước ngoài làm việc.
3.3 Hợp đồng lao động vừa học vừa làm: Theo hợp đồng này thì đối tượng lao
động tại nước ngoài là lao động phổ thông, trình độ lao động chỉ hết lớp 9 tức là phổ thông cơ sở hoặc hết lớp 12 phổ thông trung học. Lao động này
tới nước ký kết hợp đồng tuỳ vào nghề nghiệp mà phải vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm.
3.4 Hợp đồng nhận thầu công trình, nhận khoán khối lượng công việc, hợp tác sản xuất chia sản phẩm: Theo hình thức này thông thường bên nước ngoài
đặt hàng cho các công trình xây dựng sau khi công trình kết thúc thì cũng chấm dứt hợp đồng đối với người lao động. Xuất khẩu lao động theo khoán khối lượng công việc thường không ổn định, tâm lý của người lao
động dễ bị chán nản và không thật tận tâm với công việc.
3.5 Hợp đồng liên doanh giữa các tổ chức kinh tế Việt nam với tổ chức kinh tế
nước ngoài hoặc cá nhân ở nước ngoài: Đây là hình thức các tổ chức kinh tế Việt nam cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở nước ta gồm:
- Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Các khu chế xuất, khu công nghiệp
- Các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt nam
3.6 Hợp đồng lao động giữa NLĐ Việt nam với tổ chức kinh tế hoặc cá nhân ở
nước ngoài: ở hình thức này người lao động Việt nam phải thông qua một tổ chức kinh tế có giấy phép hoạt động đưa người lao động Việt nam đi lao
động có thời hạn ở nước ngoài.
3.7 Cung ứng lao động trực tiếp theo yêu cầu của các Công ty nước ngoài thông qua hợp đồng lao động: Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, hình thức này đòi hỏi đối tượng lao động đa dạng tuỳ theo yêu cầu và mức
độ phức tạp của công việc đểđáp ứng.