Chất lượng lao động Việt nam trên thị trường Châ uÁ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Những thách thức, cơ hội và giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động của Việt nam sang thị trường Châu Á” pdf (Trang 48 - 50)

III- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XKLĐ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ

4- Chất lượng lao động Việt nam trên thị trường Châ uÁ

Theo đánh giá chung của chủ sử dụng lao động ở thị trường Châu Á, Người lao động Việt nam có những ưu thế như cần cù, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh, cởi mở trong giao tiếp. Tuy nhiên cũng thể hiện một số nhược điểm lớn như sau:

Do đa số NLĐở nông thôn, trình độ nhận thức còn kém nên mặc dù đã qua quá trình đào tạo theo đúng quy định của Cục quản lý lao động với nước ngoài nhưng vẫn phần nhiều vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Chủ lao động.

Tỷ lệ lao động có tay nghề còn thấp:

NLĐ tham gia Xuất khẩu lao động ở thị trường này chủ yếu là lao động phổ thông, không có nghề. Vì vậy sau khi được tuyển chọn, doanh nghiệp cung

ứng cũng như Chủ sử dụng lao động phải tiến hành đào tạo nghề cho người lao

động. Đối với những đơn hàng yêu cầu Người lao động có trình độ Đại học, biết tiếng Anh hoặc những ngành nghề kỹ thuật cao như điện tử, lắp ráp ô tô… thì không thể tìm được người lao động đáp ứng điều kiện mà Chủ lao động nêu ra hoặc nếu có tìm được thì số lượng quá ít ỏi.

Tình trạng vi phạm và phá bỏ hợp đồng:

Hiện nay, nước ta đưa Tu nghiệp sinh (TNS) đến Nhật Bản theo hình thức luân phiên (tức 3 năm sẽ thay thế một lần). TNS đến Nhật Bản sẽ học nghề và làm những công việc giản đơn trong 1 năm, hai năm tiếp theo họ sẽ bắt tay vào làm việc. Trong năm 2000, ta đã đưa được gần 2000 TNS đi Nhật Bản và dự

kiến con số này sẽ tăng dần theo từng năm. Song trên thực tế thì số lượng này

đang giảm đi. Theo Cục QLLĐVNN - Bộ LĐ-TBXH thì nguyên nhân là do TNS tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm với tỷ lệ cao (tháng 10/2002 đã lên đến trên 20%). Còn Đại sứ quán Việt nam tại Nhật Bản thì cho biết bên cạnh tình trạng bỏ ra ngoài làm việc, còn có những người sau khi hết hạn không muốn về nước mà ở lại để làm việc hoặc lập gia đình (kết hôn giả và thật) với những người Nhật Bản đã gây khó khăn cho công tác quản lý. Nhiều tổ chức và Công ty Nhật Bản phàn nàn về tình trạng TNS Việt nam bỏ hợp đồng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động và làm cho họ không đưọc cơ quan nhập cư cho phép tiếp nhận TNS nước ngoài nữa. Các cơ quan và tổ chức Nhật Bản cũng cảnh báo có thể đình chỉ

các nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận TNS từ Việt nam có số lượng lao động nước ngoài bỏ trốn cao. Đối với thị trường Malayxia, tuy mới được mở từ tháng 6/2002 nhưng số lượng lao động đi làm việc tại Malayxia đã lên tới trên 32.000 người. Thị trường này thu hút khá đông đảo các tầng lớp thanh niên nông thôn không có nghề bởi phía nước ngoài hầu như chỉ yêu cầu lao động phổ thông và

thấp hơn rất nhiều. Vì thị trường này tập trung hầu hết là nam thanh niên nông thôn, không có tay nghề, trình độ văn hoá thấp nên tình trạng NLĐ vi phạm kỷ

luật như đánh nhau, đánh bạc, trộm cắp... cao hơn nữa là đình công lãn công rất dễ xảy ra. Chỉ mới hơn 10 tháng được mở cửa nhưng số lượng lao động phải về

nước trước hạn ở thị trường này là 237 lao động và đã có hơn 30 lao động bỏ

hợp đồng ra ngoài. Điển hình là vụ 68 lao động Việt nam buộc phải về nước do

đánh nhau, một số doanh nghiệp ký hợp đồng không khảo sát kỹ các điều kiện làm việc, ăn ở của người lao động, đào tạo giáo dục định hướng sơ sài, chưa quan tâm đến việc giải quyết các tranh chấp phát sinh không kịp thời.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Những thách thức, cơ hội và giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động của Việt nam sang thị trường Châu Á” pdf (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)