III- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XKLĐ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
6- Công tác tuyển chọn, đào tạo NLĐ
Người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài phải được tuyển chọn kỹ
càng cả về năng lực chuyên môn và sức khoẻ để đáp ứng nhu cầu của bên sử
dụng lao động. Việc tuyển chọn phải theo các nguyên tắc sau:
Việc tuyển chọn chỉ tiến hành sau 3 ngày đối với doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh và 7 ngày đối với doanh nghiệp không chuyên doanh kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp. Nếu chưa có thông báo của Cục quản lý lao động với nước ngoài thì không được phép tuyển chọn.
Nếu tuyển chọn lao động thuộc các đơn vị, địa phương khác thì doanh nghiệp phải xuất trình giấy phép được hoạt động trong lĩnh vực này.
Không được đưa những người đi nước ngoài làm việc trong những ngành nghề, khu vực cấm.
b/ Quy trình tuyển chọn:
Trước khi tuyển chọn, doanh nghiệp hoạt động XKLĐ phải thông báo côngkhai tại trụ sở và địa bàn tuyển chọn các yêu cầu về giới tính, tuổi đời, công việc mà người lao động sẽ đảm nhiệm, nơi làm việc và thòi hạn của hợp đồng, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương, tiền dặt cọc, tiền công; các khoản và mức phải đóng góp, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
Doanh nghiệp trực tiếp tuyển chọn lao động, phải thông báo công khai kết quả cho người lao động. Sau khi người lao động trúng tuyển, phải thông báo thời gian dự kiến đưa đi.
Sau 6 tháng kể từ ngày trúng tuyển, doanh nghiệp chưa đưa người lao động
đi được thì phải thông báo rõ lý do cho NLĐ biết.
Doanh nghiệp chỉ được tuyển chọn những người có đủ sức khoẻ theo kết luận của bệnh viện.
Doanh nghiệp có thể tuyển những người đã có nghề, hoặc thông qua các trường đào tạo, hoặc chủ động tổ chức đào tạo nghề và ngoại ngữ phù hợp với số lượng và cơ cấu ngành nghề theo kế hoạch đưa lao động đi hàng năm. Không được tổ chức đào tạo tràn lan, gây tốn kém đối với NLĐ.
Đào tạo và giáo dục định hướng là một công tác vô cùng quan trọng để tạo nguồn cho hoạt động XKLĐ. Trong những năm qua và sắp tới chúng ta đã mở ra những cơ sở đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao đôngj để tạo nguồn lao động XKLĐ dồi dào có năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, có phẩm chất đạo
đức tốt đáp ứng cho nhu cầu XKLĐ trước mắt cũng như lâu dài. Cụ thể là:
Học ngoại ngữ: NLĐ phải tham gia khoá học ngoại ngữ tập trung theo chương trình dành cho lao động đi làm việc ở nước ngoài, thứ tiếng phải học là theo yêu cầu của thị trường mà họ sang làm việc, ví dụ đi Đài Loan phải học tiếng Hoa, đi Hàn Quốc phải học tiếng Hàn... Thời gian đào tạo tuỳ thuộc vào mức độ cần thiết của yêu cầu giao tiếp và làm việc.
Giáo dục định hướng bao gồm các nội dung sau:
- Luật lao động, Luật Hình sự, Luật dân sự, Luật Xuất nhập cảnh và cư trú của Việt nam và pháp luật của nước nhận lao động, nghĩa vụ chấp hành và tuân thủ pháp luật.
- Phong tục tập quán, điều kiện làm việc và sinh hoạt, quan hệ cư xử giữa chủ và thở nước nhận lao động, kinh nghiệm giao tiếp.
- Quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm pháp lý của NLĐ trong việc thực hiện các điều cam kết đã ghi trong hợp đồng.
- Trách nhiệm của doanh nghiệp với NLĐ, trách nhiệm của NLĐ với doanh nghiệp.
- Kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp. Những quy dịnh, quy phạm về
an toàn lao động trong xí nghiệp, công, nông trường và trên các phương tiện vận tải biển, tàu cá.
Chương trình và thời gian đào tạo:
- Đối với NLĐ do Cục quản lý lao động với nước ngoài quy định. - Đối với chuyên gia do Bộ ngành chủ quản quy định.
- Đối với sỹ quan, thuỷ thủ làm việc trên tàu vận tải biển do Cục hàng hải quy định.
Kiểm tra và cấp chứng chỉ cho NLĐ:
Các cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng và cấp chứng chỉđào tạo và giáo dục định hướng cho NLĐ.
* Đi xuất khẩu lao động có phải là con đường tốt nhất để nhanh chóng thoát khỏi nghèo đói và tệ nạn xã hội như nhiều người lao động đã từng tưởng tượng không, điều này tuỳ thuộc rất nhiều vào doanh nghiệp, đối tác nước ngoài và bản thân Người lao động. Tuy vậy, nhìn toàn cảnh thực trạng XKLĐ của nước ta trong những năm qua đã có những bước chuyển biến quan trọng không chỉ trong nhận thức mà cả trong cách làm, tạo ra sự đồng thuận trong xã hội, từ
Trung ương tới địa phương, các cấp, các ngành các tổ chức xã hội và người lao
động đẩy nhanh hoạt động XKLĐ và chuyên gia, tăng qui mô lao động đi làm việc ở nước ngoài.