a/ Thị trường XKLĐ được củng cố, ổn định tại từng khu vực và được mổ
rộng một cách có chọn lọc phù hợp với sự vận động của thị trường.
Với những biến động về chính trị và kinh tế của khu vực và trên thế giới, các thị trường tiếp nhận lớn lao động Việt nam tại khu vực Châu Á vẫn được tăng cường và ổn định. Các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan được tập trung chỉ đạo với các giải pháp điều chỉnh phù hợp với các điều chỉnh mới về
chính sách tiếp nhập lao động nước ngoài của từng thị trường. Nhờ vậy, nếu năm 2001, Hàn Quốc tiếp nhận 924 Tu nghiệp sinh, Nhật Bản 2050 TNS, Đài Loan là 9.500 lao động thì năm 2002, số lượng lao động tại các thị trường này
đều gia tăng. Hàn Quốc tiếp nhận 1.200 TNS, Nhật Bản 2.200 TNS và Đài Loan tiếp nhận trên 13.000 lao động. Khu vực Đông Nam á, thị trường Lào vẫn ổn
định và hiện duy trì quy mô tiếp nhận trung bình 9.000 lao động/năm. Đáng chú ý là thị trường Malayxia chỉ mới hơn 10 tháng qua kể từ ngày thị trường lao
động Malayxia được mở cửa, cả nước đã đưa được hơn 32.000 người sang làm việc tại đây, trong đó lao động công nghiệp chiếm 64,65%, xây dựng 21,41% và
các lĩnh vực khác là 13,94%. Việc làm của NLĐ tương đối ổn định với thu nhập trung bình là 120 – 150USD/tháng, nhiều lao động có thu nhập từ 200 – 250 USD/tháng. Xuất hiện nhiều mô hình và cách làm hay như: liên thông trong XKLĐ, gắn kết doanh nghiệp với chính quyền địa phương trong tuyển chọn lao
động, cho người đi XKLĐ vay vốn. Vừa qua, Bộ LĐTBXH cũng đã cho phép thêm 25 doanh nghiệp được đưa lao động sang Malayxia, đưa tổng số doanh nghiệp XKLĐ sang đây lên con số 81 đơn vị.
b/ Cùng với việc đầu tư ổn định, phát triển thị trường, vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực XKLĐ được tăng cường và tập trung vào những khâu cơ
bản, khắc phục những bất cập trong những năm qua:
Một hệ thống các văn bản chính sách được ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động XKLĐ phù hợp với sự vận động của từng thị trường cũng như những
đồi hỏi của thị trường về chất lượng nguồn nhân lực, hạn chế giảm thiểu thấp nhất tỷ lệ lao động đơn phương phá bỏ hợp đồng, gia tăng thị phần lao động thuyền viên đáp ứng những yêu cầu bức xúc của người lao động liên quan tới
đơn giản hoá thủ tục đi làm việc ở nước ngoài, giảm thiểu chi phí đóng góp và hỗ trợ vốn vay cho người lao động.
Quán triệt ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, việc chấn chỉnh hoạt động XKLĐ trước hết được tổ chức đánh giá, phân loại doanh nghiệp theo hướng tại
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và kiên quyết dừng hoạt động của các doanh nghiệp kém hiệu quả hoặc có những vi phạm gây hậu quả lớn. Đã có 8 doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả bị đình chỉ hoạt
động và dự kiến sẽ có 10 doanh nghiệp cũng sẽ bị đình chỉ nếu như trong quý I năm 2003 khi đánh giá các doanh nghiệp này không đáp ứng các tiêu chí đặt ra.
Gần đây, quy chế khen thưởng trong hoạt động XKLĐ được ban hành đã tạo ra những động lực mới để các doanh nghiệp hoạt động trong sự cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Cùng với các hoạt động trên, công tác thanh, kiểm tra trong năm 2002 được tăng cường, hoạt
động có hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp chấp hành một cách tự giác hơn các quy định của pháp luật, khắc phục được các hạn chế do yếu kém trong quản lý
c/ Kết quảđạt được trên gắn liền với sự năng động, hoạt động có hiệu quả
của các doanh nghiệp trong đầu tư, khai thác thị trường, nâng cao trách nhiệm trong tổ chức quản lý bảo vệ quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và chủ động tìm ra cách làm mới đáp ứng mục tiêu đặt ra.
Với trên 150 doanh nghiệp hiện đang được cấp giấy phép đã và đang kiện toàn tổ chức, điều chỉnh phương hướng hoạt động đầu tư có trọng điểm và nâng cao năng lực cạnh tranh lấy yếu tố chất lượng là điều kiện cơ bản trong hoạt
động. Các doanh nghiệp XKLĐ thuộc Bộ giao thông Vận tải, Bộ xây dựng, Bộ
lao động thương binh và xã hội vẫn phát huy tốt nhịp độ gia tăng cung ứng lao
động trên các thị trường và nâng cao chất lượng quản lý lao động tại nước ngoài. Các doanh nghiệp Traenco, Lod, Tracimexco, Vietracimex, Virasimex, Transinco (Bộ giao thông vận tải), Vinaconex, Tổng công ty xây dựng Sông Đà (Bộ Xây dựng), Sovilaco, Sona (Bộ lao động thương binh xã hội), Coopimex (Liên minh các Hợp tác xã Việt nam) đã chủ động đổi mới cách làm gắn kết hoạt động XKLĐ với chính quyền địa phương nâng cao năng lực về nghiệp vụ
cũng như phẩm chất đội ngũ cán bộ, chủ động đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo tăng cường cán bộ quản lý lao động ngoài nước với tinh thần trách nhiệm. Với
định hướng đúng đắn về đầu tư thị trường, Traenco trong năm qua đã đưa trên 4.000 lao động phân bổ tại 3 thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Malayxia và công ty Lod cung ứng gần 3000 lao động tại các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malayxia với cơ cấu ngành nghề đang cáo lao động trên bờ và trên biển. Cũng cần kể tới một số doanh nghiệp địa phương đã có nhiều cố gắng trong tổ
chức hoạt động và dạt được kết quả đáng khích lệ như các doanh nghiệp của Ninh Bình, Youthexco Đà Nẵng.
Những định hướng về thị trường cùng với các cơ chế chính sách XKLĐ
do Nhà nước ban hành chỉ có thể phát huy khi các doanh nghiệp tiếp nhận nó trong sự vận dụng đúng đắn và chủ động. Sự năng động và hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp trong những năm vừa qua cần được khẳng định và là kết quả tất yếu của quá trình tìm tòi sáng tạo.
d/ Chất lượng nguồn lao động từng bước được cải thiện thông qua việc
đào tạo theo một chương trình khung thống nhất phù hợp với yêu cầu cảu từng thị trường tiếp nhận.
Hệ thống các trường và Trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu đã dược hình thành, thống nhất về nội dung, thời gian đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động với các cơ sở đào tạo thuộc Bộ, ngành, địa phương và 24 Trường đào tạo nghề được Tổng Cục dạy nghề lựa chọn thí điểm đã và đang
đổi mới về phương thức đào tạo, hoàn thiện chương trình ngày một phù hợp để đào tạo người lao động đáp ứng được các nhu cầu của thị trường đòi hỏi.
Một số bộ phận lao động sau khi về nước đã dùng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mua sắm phương tiện sản xuất, góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động và làm thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.
e/ Qua đây, ta cũng phải khẳng định những đóng góp quan trọng, hiệu quả
của công tác thông tin tuyên truyền của các cơ quan thông tin báo chí, vô tuyến truyền hình từ Trung ương đến địa phương, đã định hướng trong xã hội một cách kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước XKLĐ; tuyên truyền những nhân tố mới, những điển hình mới, và phản ánh trung thực, khách quan những hành vi tiêu cực của các tổ chức, cá nhân không có chức năng XKLĐ có hành vi tiêu cực, lừa đảo, gây mất ổn định xã hội.
Với trên 1000 tin bài, phóng sự liên quan tới XKLĐ đã được đăng tải và phát hình trong năm qua đã mang lại hiệu quả tích cực trong tiềm thức nhân dân và người lao động. Đông đảo đội ngũ phóng viên báo chí đã tích cực nghiên cứu, tìm hiểu bám sát thực tế và phản ánh trung thực đem lại những thông tin bổ
ích trong chỉ đạo và quản lý. Đặc biệt các nhân tố về cách làm tốt trong XKLĐ đã được phản ánh kịp thời và nhờ vậy được nhân roọng cho các địa phương và doanh nghiệp; Từ hai tỉnh hải Dương và Phú Thọ được chỉ đạo điểm theo mô hình liên kết doanh nghiệp với chính các địa phương bắt đầu thực hiện và từng bước mở rộng trên 10 tỉnh tại miền Bắc, Trung, Nam. Điển hình từ nhiều năm qua, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chưa quan tâm đến lĩnh vực này thì nay Trà Vinh, Bạc Liêu, Vĩnh Long là 3 tỉnh đang triển khai thực hiện mô hình mới này. Tỉnh uỷ có Nghị quyết về XKLĐ, UBND có chỉ thị và tổ chức thực hiện đề
án XKLĐ theo một kế hoạch, mục tiêu với sự nhất trí của HĐND tỉnh. Một ban chỉ đạo gồm các cơ quan chức năng Công an, Ngân hàng, tài chính cùng một số
các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Hội liên hiệp Phụ nữ Tỉnh, Thanh niên mà cơ quan lao động làm thường trực được thành lập để biến Nghị quyết của Tỉnh
làm cho lao động địa phương làm việc nước ngoài, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo nên một sự chuyển đổi tích cực kinh tế – xã hội của địa phương.
Công tác tuyên truyền, thông tin báo chí thực sự đang mang lại kết quả
tích cực nêu trên.
f/ Công tác xoá đói giảm nghèo:
Theo thống kê của Sở lao động – Thương binh và xã hội TP Hồ Chí Minh, trung bình sau 3 năm một người đi lao động ở nước ngoài tích luỹ từ
16.000 đến 25.000 USD. Điều quan trọng nữa là do tích luỹ được vốn, khi về
nước mở các cơ sở kinh doanh, sản xuất tạo công ăn việc làm và truyền các kinh nghiệm có được cho người dân địa phương. Đánh giá về hiệu quả của công tác XKLĐ,ông Nguyễn Lương Trào – thứ trưởng Thường trực Bộ LĐTB& XH cho rằng mỗi một hộ nghèo chỉ cần có một người đi lao động xuất khẩu về là xóa
được nghèo, thậm chí còn vươn lên làm giàu, quay lại giúp cho các hộ nghèo khác. Đây cũng là lời nhận xét của ông Trần Vũ Hoàng – phó trưởng phòng LĐTB & XH huyện Củ Chi, một huyện có đến 1.500 người đi XKLĐ. Theo ông Trần Vũ Hoàng, 100% số hộ có người đi lao động nước ngoài về đều thoát nghèo, có vốn để mở các cơ sở sản xuất, kinh doanh và giải quyết cho một số
lượng lớn lao động ở nông thôn không có việc làm, có việc làm lúc nông nhàn.
* Để thực hiện tốt công tác XKLĐ & CG không chỉ cần đến sự nỗ lực của riêng các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động mà còn cần đến sự giúp
đỡ, hiểu biết của các ngành, các cấp, gia đình và cả bản thân người lao động, đặc biệt là sự ủng hộ tuyên truyền của thông tấn xã, báo chí… để giúp cộng đồng nói chung và người lao động nói riêng hiểu rõ về lao động xuất khẩu, vai trò, trách nhiệm và cả quyền lợi của họ trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, tránh
đưa những thông tin phiến diện, không đúng sự thật gây mất uy tín cho thị
trường lao động Việt nam và bản thân các doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng, nó không chỉ có lợi về mặt dư luận xã hội mà còn giúp cho công ty cung
ứng lao động rất nhiều trong việc chuyên tâm phát huy hết sức mạnh của xuất khẩu lao động. Những người đi xuất khẩu lao động cần phải được trang bị rất nhiều kiến thức. Họ không những chỉ cần bằng cấp, cần được trang bị về kỹ
việc, mà họ còn cần được trang bị và tự tìm hiểu thêm về kiến thức văn hoá, lối sống pháp luật nước sở tại. Lao động là vinh quang, đặc biệt lao động xuất khẩu là mang lại kiến thức, hiệu quả kinh tế cho đất nước, gia đình và bản thân. Do vậy, những người lao động cần tự hào, nhìn nhận đúng đắn vị thế của mình trong quan hệ lao động xuất khẩu.
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG THỊ
TRƯỜNG CHÂU Á