III- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XKLĐ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
5- Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh
Hiện nay, ta có 15 doanh nghiệp chuyên doanh và 144 doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác được bổ sung chức năng xuất khẩu lao động, bao gồm 84 doanh nghiệp Nhà nước thuộc các Bộ ngành, 56 doanh nghiệp Nhà nước thuộc địa phương, 4 doanh nghiệp cổ phần, 12 doanh nghiệp thuộc các tổ chức
đoàn thể Trung ương và 3 doanh nghiệp ngoài quốc doanh (được cáap giấy phép thí điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2629/VPCP-VX ngày 27 tháng 6 năm 2000). Riêng đối với thị trường Malayxia là một thị trường mới, Bộ lao động và thương binh xã hội chỉ chọn một số doanh nghiệp có đủ
năng lực và có trách nhiệm cao để làm thí điểm đưa lao động đi làm việc tại Malayxia. Ngoài 45 doanh nghiệp đang được phép tiến hành làm thí điểm, trong tháng 3/2003 đã có thêm 25 doanh nghiệp được cấp phép tham gia, trong đó gần 50% là các doanh nghiệp địa phương tổ chức cung ứng lao động đi làm việc ở
nước ngoài ngay tại địa phương mình.
Nhìn chung phần lớn các doanh nghiệp đã tích cực đầu tư nghiên cứu, khảo sát, mở thị trường, áp dụng các công nghệ tiên tiến để tìm kiếm thông tin, xây dựng mối quan hệ hợp tác với nước ngoài, tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên không tránh khỏi tình trạng một số doanh nghiệp ký hợp đồng không khảo sát kỹ các
điều kiện làm việc, ăn ở của người lao động, đào tạo giáo dục định hướng sơ sài, chưa quan tâm đến việc giải quyết các tranh chấp phát sinh không kịp thời. Bộ
lao động và thương binh xã hội đã tiến hành xử lý cảnh cáo hoặc đình chỉ, thu hồi giấy phép kinh doanh đối với những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả
hoặc có những biểu hiện vi phạm pháp luật (Xem phụ lục 3). Bên cạnh đó, trên thực tế đã xuất hiện tình trạng các công ty, đơn vị không có chức năng XKLĐ tổ
chức đưa người lao động sang làm việc trái phép qua con đường du lịch, gây bất bình và hoang mang trong dư luận.
* Phân loại các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao
động:
Nhóm 1: Bao gồm các doanh nghiệp đã đưa đi được trên 500 lao động, số
lượng các doanh nghiệp này chiếm phần nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh ngành nghề xuất khẩu lao động, đa số là các doanh nghiệp chuyên doanh, doanh nghiệp Nhà nước có thâm niên kinh nghiệm như Công ty Hợp tác lao động nước ngoài (LOD), Công ty Xây dựng và Thương mại (TRAENCO), Công ty XNK và Hợp tác quốc tế (COALIMEX), Tổng công ty xuất nhập khẩu Xây dựng Việt nam (VINACONEX), Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA).
Nhóm 2: Các doanh nghiệp đã đưa được từ 100 đến 500 lao động.
Nhóm 3: Các doanh nghiệp đã đưa được dưới 100 lao động: chiếm con số
chủ yếu trong số lượng các doanh nghiệp tham gia kinh doanh.
Nhóm 4: Các doanh nghiệp chưa được lao động nào, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu lao động trong một thời gian ngắn.
Nhìn chung đa số doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành Trung ương là những doanh nghiệp thể hiện ưu thế và hoạt động có hiệu quả hơn hẳn so với các doanh nghiệp thuộc địa phương và đoàn thể.