I- KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG KHU VỰC CHÂ UÁ
3- Những thuận lợi và khó khăn trong việc cung ứng lao động Việt nam sang thị trường Châu Á:
sang thị trường Châu Á:
3.1. Thị trường này có những thuận lợi sau:
- Có nhu cầu về lao động tại mọi khu vực công nghiệp, nông dân, thuyền viên tàu cá...
- Sự tương đồng về phong tục tập quán và không xa về vị trí địa lý. Thời tiết và khí hậu không có sự khác biệt nhiều so với Việt nam.
- Quan hệ ngoại giao giữa Chính phủ Việt nam và Chính phủ các nước như
Hàn Quốc, Nhật Bản cũng như với giới lãnh đạo Đài Loan ngày một cải thiện theo chiều hướng tích cực.
- Các dự án đầu tư của các nước trên vào Việt nam chiếm tỷ trọng cao và vẫn có xu hướng gia tăng, đã thu hút một số lượng lao động lớn được sử dụng và đào tạo cho các dự án này.
- Phần lớn các đối tác, giới chủ sử dụng lao động đã khá quen thuộc với phương thức làm việc của các Công ty cung ứng lao động Việt nam cũng như nắm vững các đặc điểm lao động Việt nam.
- Thị trường Lào thu hút rất lớn lao động của ta đặc biệt ở các tỉnh miền Trung, nhận thầu các công trình và nhất là hai nước lại có quan hệ hữu nghị
truyền thống.
- Đài Loan về lâu dài vẫn sẽ là thị trường nhận nhiều lao động nước ngoài, trong đó có Việt nam.
3.2. Tuy vậy, thị trường các nước này cũng có một số khó khăn:
- Có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nước XKLĐ với nhau, đặc biệt là với các nước Trung Quốc, Thái Lan, Philipin. Đồng thời thị phần tại đây luôn có xu hướng biến đổi bởi có nhiều nước XKLĐ tại các khu vực khác cũng muốn tham gia cung ứng lao động.
- Ngoại trừ Đài Loan đã có luật sử dụng lao động ngoài nước, Hàn Quốc và Nhật Bản sử dụng lao động ngoài nước thông qua chương trình Tu nghiệp sinh đã tạo ra những hạn chế trong khi quản lý người lao động do sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa người lao động ngoài nước và lao động bản địa
đã dẫn tới việc phá bỏ hợp đồng của người lao động.
- Một bộ phận trong cộng đồng người Việt tại các thị trường này do những
động cơ khác nhau đã có những hành động tiêu cực trong việc lôi kéo lao
động Việt nam phá bỏ hợp đồng làm ăn bất hợp pháp, nhất là ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
- Tỷ lệ phá vỡ hợp đồng của lao động Việt nam lớn hơn so với một số nước XKLĐ khác ở cũng thị trường.