II- CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XKLĐ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
4. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜILAO ĐỘNG:
Việc thúc đẩy công tác XKLĐ và CG không chỉ từ phía Nhà nước, các cơ
quan hữu quan và doanh nghiệp mà còn từ phía Người lao động. NLĐ là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện lao động xuất khẩu và chuyên gia. Vì vậy, chuẩn bị cho công tác XKLĐ trước hết là phải chuẩn bị
“người lao động” một cách toàn diện về cả nhân cách và năng lực chuyên môn.
Để chuẩn bị tham gia XKLĐ, mỗi người lao động cần nhận thức rõ vai trò và và trách nhiệm của mình trong công việc này. Đầu tiên, họ phải là người có nhu cầu
đi làm việc ở nước ngoài chứ không một cá nhân, tổ chức nào bắt buộc người lao động phải tham gia khi họ không muốn. Người lao động muốn đi làm việc ở
nước ngoài phải được đào tạo, hay nói cách khác là họ phải học những điều cần thiết sau:
4.1. Kỹ năng sống và giao tiếp:
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ sống và làm việc trong một môi trường mới và một nền văn hoá mới với việc sử dụng nguôn ngữ khác, có thể có tôn giáo khác, luật pháp và những quy định hiện hành khác. Họ sẽ làm việc với những người được gọi là chủ sử dụng lao động, phải chấp nhận một cách sốngkhác. Vì thế người lao động cần được cung cấp kỹ năng sống và giao tiếp khi đi làm việc ở nước ngoài, cụ thể là:
+ Kỹ năng hiểu và chấp nhận người khác. + Kỹ năng xác định vấn đề + Kỹ năng giải quyết vấn đề + Kỹ năng đưa ra quyết định phù hợp + Kỹ năng thoả hiệp + Kỹ năng từ chối + Kỹ năng biểu hiện và làm chủ biểu hiện tình cảm + Kỹ năng đối phó với tâm trạng căng thẳng
+ Kỹ năng giải quyết tranh chấp với tính xây dựng
Có được những kỹ năng trên có thể giúp cho họ tránh khỏi những vấn đề
phức tạp phát sinh trong quá trình sống và làm việc ở nước ngoài.