Cơ cấu XKLĐ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Những thách thức, cơ hội và giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động của Việt nam sang thị trường Châu Á” pdf (Trang 44 - 47)

III- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XKLĐ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ

2- Cơ cấu XKLĐ

* Tính riêng trong tháng 10/2002, đã có 5.372 lao động (trong đó có 1.639 lao động nữ) đi làm việc ở nước ngoài tính trên các thị trường, trong đó số lao

động đi làm việc tại 4 thị trường chính ở khu vực Châu á như sau:

Bảng 5:

Cơ cấu lao động đi làm việc tại 4 thị trường chính ở khu vực Châu Á trong tháng 10/2002

Số lượng lao động (người) TT Nướlao c tiđộếp nhng ận Số lượng Trong đó nữ Tỷ lệ (%) 1 Đài Loan 1.538 1.019 28,6 2 Malayxia 3.174 428 59 3 Nhật Bản 342 147 2,7 4 Hàn Quốc 52 11 0,2 Tng cng 5.106 1.605 90,5

Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy trong tháng 10/2002 chỉ với 4 thị

trường nhận lao động chính ở khu vực Châu Á đã chiếm 90,5% tổng số lao động

đi làm việc tại hơn 40 quốc gia trên thế giới, chứng tỏ vị thế quan trọng của khu vực này trong công tác XKLĐ và CG hiện nay tại Việt nam.

Bảng 6:

Tình hình tiếp nhận lao động Việt Nam của 4 thị trường chính ở Châu Á

trong vòng 2 năm gần đây: 2001 - 2002 TT Nước tiếp nhận lao động Năm 2001 Năm 2002 1 Đài Loan 9.500 16.699 2 Nhật Bản 2.050 2.200 3 Hàn Quốc 924 1.200 4 Malayxia 0 24.125 Tng cng 12.474 44.324

Đài Loan và Malayxia thể hiện rõ là hai nước có tiềm năng nhận lao động với số lượng lớn, Nhật Bản và Hàn Quốc tuy số lượng lao động Việt nam không lớn nhưng lại là hai thị trường truyền thống của Việt nam.

2.1 Th trường Đài Loan:

Đài Loan là thị trường nhận số lượng lớn lao động nước ngoài, hiện có khoảng 329.000 lao động từ 5 nước Châu Á làm việc tại đây. Tính đến hết năm 2002 tổng số lao động Việt nam đi làm việc tại Đài Loan là 34.014 người (nữ

chiếm 23.745 người), trong đó năm 2002 là 16.699 người, năm 2001 là 9.500 người, năm 1999 và 2000 là 7.735 người. Tỷ lệ ngành nghề được phân chia như

sau:

Bảng 7:

Cơ cấu ngành nghề của NLĐ Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan Ngành nghề Số lượng

(người)

Điện tử 2.316 6,18 Cơ khí sản xuất chế tạo 8.796 25,86

Xây dựng 87 0,25

Thuyền viên 2.290 8,79

Nghề khác 2.664 6,41

Nguồn: Cục quản lý lao động với nước ngoài

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy năm 2001 là năm nền kinh tế Đài Loan gặp khó khăn dẫn đến việc nhiều nhà máy, công trường thu hẹp sản xuất, phá sản hoặc chuyển đầu tư ra nước ngoài nên giảm nhu cầu tiếp nhận lao

động trong khu vực sản xuất. Tuy nhiên nhu cầu lao động giúp việc trong các gia đình và Trung tâm điều dưỡng vẫn tiếp tục tăng cao.

2.2 Thị trường Malayxia:

Tính đến ngày 09/01/2003 đã có 25.602 lao động (trong đó có 1.701 lao

động nữ) đi làm việc tại Malayxia, với cơ cấu như sau: Bảng 8: Cơ cấu ngành nghề của NLĐ Việt nam đi làm việc tại Malayxia Ngành nghề Số lượng Tỷ lệ % Sản xuất chế tạo 11.348 44,3 Điện tử 1.894 7,3 Dệt 1.864 7,2 May 1.194 4,6 Xây dựng 5.318 21 Ngành nghề khác 3.984 15,6

Thị trường Malayxia tuy mới được khai thông nhưng đã thể hiện rõ là một thị trường tiềm năng với số lượng lao động chủ yếu làm trong ngành sản xuất chế tạo. Ngoài ra ngành dệt may cũng là ngành cần nhiều lao động, nhất là lao

động nữ, tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa đáp ứng được đủ nhu cầu cho phía bạn trong lĩnh vực này.

2.3 Thị trường Hàn Quốc

Theo tin của Bộ phận quản lý lao động Việt nam tại Hàn Quốc, hiện có khoảng 20.000 người Việt nam đang làm việc tại Hàn Quốc, trong đó có 4.370 tu nghiệp sinh và lao động đang làm việc theo hợp đồng tại các doanh nghiệp, khoảng 10.000 TNS bỏ hợp đồng ra ngoài hoặc kết thúc hợp đồng nhưng chưa về nước và khoảng 6.000 người sang Hàn Quốc bằng các “kênh” khác nhau

đang cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Những thách thức, cơ hội và giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động của Việt nam sang thị trường Châu Á” pdf (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)