II- CƠ HỘI VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á:
1.1 Công tác phát triển nguồn nhân lực:
Thực tiễn trên thế giới đã minh chứng hùng hồn, nước nào có chiến lược
đúng đắn về vấn đề con người, nguồn nhân lực, nguồn lao động, nước đó sẽ
thành công và phát triển đi lên. Điển hình như Nhật Bản, Singapore… với họ, chiến lược con người được tập trung vào những trọng điểm: tài năng, kỹ nghệ, sáng tạo và ý chí.
Đánh giá được tầm quan trọng to lớn của nguồn lực con người, Đảng ta đã xác định, phát triển chiến lược con người luôn phải được đặt lên hàng đầu. Là một quốc gia với gần 80 triệu dân, đây là một thị trường lao động dồi dao, một tiềm năng lợi thế của Việt nam. Được biết, tính đến cuối năm 2000, lao động có
đang theo học các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề ngày một gia tăng. Điều này chứng tỏ NLĐ đã ngày càng có ý thức hơn về cuộc sống và tương lai của bản thân, muốn cải thiện cuộc sống của chính mình và cũng là của cả đất nước.
Đây là nguồn vốn quý giá để Việt nam đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nhanh chóng đi tới thành công và chủ động, tự tin bước lên “con tàu” toàn cầu hoá một cách vững chắc.
Có thể nói, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chăm lo phát triển và khai thác khá hiệu quả nguồn lực con người Việt nam. Mọi mặt đời sống xã hội của nhân dân được cải thiện đáng kể. Các chính sách tăng trưởng, công bằng xã hội được thực hiện tương đối hài hoà. Đặc biệt chúng ta đã và đang tiến hành cải cách giáo dục toàn dân, đa dạng hoá các hình thức đào tạo, có cơ chế
khuyến khích tuyển dụng phát triển nhân tài… tất cả những việc làm đó là sự
biểu hiện của một tư duy hành động đổi mới, với việc lấy yếu tố con người làm cơ sở nền tảng vững chắc cho sự phát triển đi lên của đất nước và con người Việt nam.