II- CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XKLĐ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
2. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN XKLĐ
2.1. Đối với các doanh nghiệp XKLĐ:
Đầu tư xây dựng các doanh nghiệp XKLĐ đủ mạnh để cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Trước mắt, chúng ta cần đầu tư vốn, phương tiện hoạt động, xây dựng bộ máy và đào tạo cán bộ có khả năng tiếp cận và tìm kiếm thị trường. Các cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý Nhà nước cần hỗ trợ về vốn và về cán bộ để đầu tư xây dựng các tổ chức kinh tế tham gia vào XKLĐ trở thành các tổ
chức kinh tế mạnh, có đủ kinh nghiệm và khả năng cạnh tranh trên thị trường XKLĐ quốc tế, xây dựng một số tổ chức kinh tế thành công ty đấu thầu quốc tế.
Ban hành các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp XKLĐ trong các lĩnh vực tài chính, như cho vay với lãi suất thấp, xây dựng chi phí môi giới... tạo
điều kiện cho doanh nghiệp tìm được hợp đồng XKLĐ. Có thể xem xét theo
định hướng là đối với các doanh nghiệp tham gia XKLĐ thì được hưởng ưu đãi theo luật thuế quy định, mức ưu đãi sẽ được Bộ Tài chính quy định cụ thể ở các văn bản dưới luật.
Nghiên cứu thành lập Hiệp hội XKLĐ và chuyên gia để các doanh nghiệp
đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có sự phối hợp chặt chẽ với nhau và bảo vệ quyền lợi cho nhau trước sự cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực XKLĐ.
2.2. Đào tạo nguồn lao động xuất khẩu
Nhà nước có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nguồn lao động xuất khẩu. Kinh nghiệm thế giới đã chỉ rõ với việc chuẩn bị được lực lượng lao
động phù hợp, có chất lượng so với yêu cầu quốc gia sẽ có khả năng cạnh tranh và chiếm giữ được thị trường. Chất lượng lao động càng cao thì hiệu quả càng cao. Cho phép sử dụng cơ chế ba bên, Nhà nước - Doanh nghiệp - Người lao
động cùng đầu tư để đào tạo nguồn lao động cho xuất khẩu. Kết hợp đào tạo kỹ
thuật với đào tạo ngoại ngữ, phong tục tập quán, kiến thức pháp luật cho lao
động. Đây cũng là chính sách đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nước khắc phục tình trạng thiếu công nhân có kỹ thuật cao
đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Xác định cơ cấu ngành nghề, trình độ, cơ cấu vùng miền có XKLĐ để
dựng phân loại mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng người lao đông xuất khẩu một cách phù hợp.
Nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp của Việt nam trên cơ sở bảo đảm điều kiện kiểm định theo tiêu chuẩn Vùng, Khu vực hoặc Quốc tế. Cần chú trọng các tiêu chí: tổ chức quản lý, đội ngỹ cán bộ quản lý và giáo viên, thư viện và nguồn lực học tập; tài chính; cơ sở vật chất nhà trường, xưởng thực hành; mục tiêu đào tạo; kế hoạch và chương trình đào tạo.
Tạo mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo và bồi dưỡng với cơ sở tuyển lao động trong và ngoài nước cũng như với hệ thống thông tin thị trường lao động quốc tế. Đó là điều quan trọng để các cơ sở đào tạo cung ứng lao động nâng cao kết quả đào tạo, đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế về năng lực người lao động cần có khi đi làm việc ở nước ngoài.
2.3. Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách:
Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách để khắc phục những tồn tại của cơ chế, chính sách hiệnhành, bao gồm: Sửa đổi Bộ Luật lao động (Bổ
sung một mục mới gồm 6 điều về xuất khẩu lao động và chuyên gia); xây dựng Luật bảo hiểm xã hội, trong đó có quy định đối với người lao động làm việc ở
nước ngoài; Sửa đổi bổ sung Nghị định 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 quy
định việc người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài và Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm. Phân cấp quản lý,làm rõ và tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với doanh nghiệp, trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với hoạt động tuyển chọn lao động xuất khẩu trên địa bàn.
Chính sách tài chính là đòn bẩy thúc đẩy mở rộng và nâng cao hiệu quả
XKLĐ. Trong chính sách tài chính, vấn đề cơ bản cần quan tâm là bảo đảm hài hoà các lợi ích: Lợi ích của người lao động, lợi ích của các tổ chức XKLĐ, lợi ích của Nhà nước và cũng cần chú ý tới lợi ích của người sử dụng lao động.
Nhà nước cần có chính sách cho người lao động được vay vốn với lãi suất
làm, quỹ xoá đói giảm nghèo và các nguồn khác để cho các đối tượng nghèo và
đối tượng chính sách được vay với lãi suất ưu đãi. Nếu được thì sẽ tạo tâm lý an tâm cho người lao động đi làm việc, chấp hành tốt các quy định ở nước ngoài vì họ không phải lo lắng gì về những khoản vay nợ cá nhân. Từng bước cải thiện chính sách cho người lao động vay vốn với lãi suất ưu tiên đểđi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.
Tạo điều kiện pháp lý ổn định và chính sách ưu đãi đối với các ngân hàng tham gia cung cấp tín dụng cho người lao động đi xuất khẩu lao động. Nghiên cứu mô hình ngân hàng- doanh nghiệp xuất khẩu lao động- người lao động cho vay vốn và trả lãi suất ưu đãi để khép kín vòng lưu động của đồng tiền, giúp nguồn tín dụng liên tục lưu thông và đạt hiệu quả cao, thu hút thêm lượng lớn ngoại tệ mạnh, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. (VD: hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo bắt
đầu thí nghiệm cho người lao động đi xuất khẩu lao động được vay vốn có thế
chấp với lãi suất ưu đãi- Một trong những biện pháp của Ngân hàng nhằm tăng lượng vốn cho vay và huy động ).
Xây dựng mức giá vé máy bay hợp lý đối với Người lao động đi làm việc
ở nước ngoài.
Giảm đến mức thấp nhất chi phí đóng góp của NLĐ trước khi đi làm việc tại nước ngoài, khuyến khích ngày càng nhiều NLĐ tham gia vào lao động xuất khẩu.
2.4. Đối với người lao động
Nghiên cứu qui định hợp lý chi phí dịch vụ việc làm ở nước ngoài. Phí dịch vụ này nên quy định thành 3 mức cố định : Đối với lao động phổ thông; đối với lao động kỹ thuật và đối với lao động “chất xám”. Không nên quy định thành tỉ lệ phần trăm theo lương, sẽ gây nên việc khó tính toán và khó thực hiện. Cần nghiên cứu, ban hành các chính sách thuế hợp lý, nên miễn thuế thu nhập cao nhằm đảm bảo và khuyến khích người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mặt khác, nên sửa đổi bổ sung chế độ bảo hiểm xã hội, cho người lao
động tự nguyện tham gia bảo hiểm xã hội chứ không nên bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội như hiện nay. Nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung chính sách bảo hiểm xã hội cho phù hợp với người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tiến hành mở tài khoản cá nhân cho người lao động trước khi đi làm việc
ở nước ngoài. Giải pháp này sẽ giải quyết được ba vấn đề: Quản lý và theo dõi
được lượng ngoại tệ chuyển vào nước ta, người lao động an tâm khi họ biết
được tiền của họ được bảo vệ và chuyển về nước an toàn, giúp đỡ người nhà gặp khó khăn khi họ còn làm việc ở nước ngoài.
Nên có chính sách khuyến khích người lao động và chuyên gia làm việc ở
nước ngoài dùng thu nhập ở nước ngoài mà họ kiếm được đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tư vấn việc làm, đào tạo lại cho người lao động sau khi về nước. Bên cạnh đó với những lao động đã hoàn thành hợp đồng trở về nước khác, cần tạo điều kiện tiếp nhận họ vào làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh vì họ có thế mạnh tay nghề, tác phong công nghiệp, ngoại ngữ...
Nghiên cứu để ban hành các chính sách thưởng phạt nghiêm minh đối với mọi đối tượng có liên quan đến XKLĐ. Có các biện pháp ngăn chặn tình trạng tiêu cực trong hoạt động của lĩnh vực này.