4. Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau:
4.2.1. Phương pháp thống kê, mô tả
Luận án sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê được cung cấp từ các tài liệu của Tổng cục Thống kê; Bộ lao động Thương binh và Xã hội; Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, Bình Định; Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam; Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Các tài liệu này được NCS tập hợp và mô tả nhằm làm rõ NNL trong các DNCNCBG Việt Nam.
4.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
Ngoài những tài liệu được cung cấp từ các cơ quan có liên quan còn có các tài liệu thứ cấp khác được tác giả thu thập từ các sách báo, tạp chí chuyên ngành, mạng Internet và các cuộc hội thảọ Các tài liệu này được tổng hợp, phân tích và so sánh chủ yếu nhằm tìm ra những đặc điểm, điểm mạnh và điểm yếu của NNL trong ngành và NNL trong các DNCNCBG Việt Nam.
4.2.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được tác giả sử dụng nhằm làm sáng tỏ hơn nữa các nội dung nghiên cứu, đặc biệt là ý kiến của các chuyên gia giúp NSC trong đề xuất mô hình và giải pháp nhằm nâng cao CLNNL cho các DNCNCBG. Tác giả đã tham vấn ý kiến chuyên gia gồm các Thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, người sử dụng lao động. Đó là những người có hiểu biết chuyên sâu, người có kinh nghiệm
trong nghiên cứu, giảng dạy, quản lý và sử dụng NNL tại các Trường đại học, Viện nghiên cứu, Bộ lao động Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các DN điều trạ
4.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Mục đích của khảo sát nghiên cứu là thu thập thông tin để xây dựng hệ thống chỉ tiêu, nghiên cứu thực trạng và đánh giá CLNNL trong các DNCNCBG Việt Nam từ đó xác định các yếu tố cơ bản ảnh hưởng và các giải pháp nâng cao CLNNL trong các DN nàỵ
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập nhưng thông tin về những đặc điểm và CLNNL trong lĩnh vực đang nghiên cứu, đặc biệt là những chuyên gia và nhà quản lý và NNL sản xuất trực tiếp trong các DNCBG. Các cuộc tọa đàm, phỏng vấn sâu được tổ chức tại DN để thu thập ý kiến.
Mục đích phỏng vấn sâu các đối tượng khác nhau để nhận thông tin giúp NCS có thể so sánh các thông tin thu thập được từ các đối tượng khác nhau, đánh giá tính logic khoa học của kết quả phân tích định lượng với những thông tin phỏng vấn thu thập được.
Công cụ nghiên cứu định tính được sử dụng gồm: các bản câu hỏi bán cấu trúc dùng cho tọa đàm, phỏng vấn sâu, ghi lại câu chuyện điển hình.
Các nhóm đối tượng tham gia khảo sát định tính: quản lý (lãnh đạo), chuyên gia (cán bộ kỹ thuật cao cấp/thợ chính) và lao động trực tiếp (thợ các công đoạn).
- Tiến hành phỏng vấn sâu đối với các giám đốc, phó giám đốc, nhóm trưởng, quản đốc phân xưởng và công nhân SX trực tiếp trong thời gian đi khảo sát năm 2010 và năm 2011 tại Quy Nhơn (Bình Định), Bình Dương, Hà Nội, Bắc Ninh (Khu vực có tỷ lệ các DNDNCBG hiện đại nhiều nhất Việt Nam) và một số DN tại Nam Định với thời gian từ 5 đến 60 phút, tổng số 50 lần phỏng vấn về các nội dung liên quan đến chính bản thân họ và NNL khác, về CLNNL và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và nâng cao CLNNL trong DNCNCBG công việc giúp NCS có căn cứ phân tích định tính và định lượng.
- Phỏng vấn sâu các chuyên gia đầu ngành về khoa học quản lý NNL; Các chuyên gia đang làm việc tại Tổng cục dạy nghề, Bộ LĐTBXH, Hiệp hội gỗ và Lâm sản VN với khoảng 15 cuộc phỏng vấn thời lượng từ 20 đến 60 phút về NNL CLNNL và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và nâng cao CLNNL nói chung và ngành CNCBG, công tác đào tạo đối với ngành CNCBG để thu thập thông tin bổ sung phân tích định tính;
- NCS phỏng vấn và xin ý kiến chuyên môn từ các Thầy cô giáo tại Trường ĐH Lâm nghiệp (Xuân Mai- Hà Nội), chủ các cơ sở SX đồ gỗ thủ công mỹ nghệ tại Vạn Điểm (Thường Tín–Hà Nội), Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định với thời lượng từ 10 đến 60 phút để có thêm thông tin về ngành CNCBGVN, nghiên cứu việc tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng trong nước và XK, hoạt động đào tạo NNL ngành CNCBG và lấy đó làm căn cứ phân tích định tính và tăng thêm thông tin về ngành gỗ VN; Phỏng vấn khoảng 60 đối tượng khác nhau được tiến hành năm 2010 và 2011.
Tất cả các cuộc tọa đàm, phỏng vấn đã được ghi chép lại đầy đủ và là cơ sở cho việc viết báo cáọ Tất cả đối tượng tham gia phỏng vấn phải được thông báo trước về mục đích nghiên cứu, quy trình phỏng vấn, sự bảo mật thông tin.
Phương pháp quan sát tại nơi làm việc
NCS thực hiện quan sát các thao tác tại nơi làm việc, thái độ làm việc, thái độ giao tiếp ứng xử, tác phong làm việc, khả năng xử lý tình huống của cán bộ quản lý và công nhân SX trực tiếp… tại nơi làm việc của đối tượng nghiên cứụ
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Cuộc khảo sát sẽ sử dụng bảng hỏi cấu trúc/bán cấu trúc để thu thập thông tin. Mẫu khảo sát định lượng được xác định theo phương pháp chọn mẫu đa cấp, kết hợp chọn điển hình với chọn ngẫu nhiên nhiều cấp.
Phương pháp: phát phiếu khảo sát đến người lao động trong DN, hướng dẫn điền phiếu và bổ sung thông tin phù hợp cùng với các đối tượng được phỏng vấn trong trường hợp cần thiết.
Mẫu điều tra: Mẫu điều tra được xác định theo phương pháp chọn mẫu đa cấp, kết hợp chọn điển hình với chọn ngẫu nhiên nhiều cấp để lựa chọn địa bàn và đối tượng điều trạ Các bước tiến hành chọn mẫu điều tra thực hiện như sau:
Bước 1. Đơn vị chọn mẫu cấp 1: tỉnh
Ngành CNCBGVN vừa có tính tập trung, vừa có sự phân tán nhất định. Việc hình thành các cụm CNCBG đã giảm bớt sự phân tán của ngành với 3 cụm lớn là Bình Dương – TP.Hồ Chí Minh gồm các tỉnh miền Đông Nam Bộ, TP. HCM, Đồng Nai và Bình Dương; cụm Bình Định – Tây Nguyên gồm các tỉnh Tây nguyên và Nam Trung Bộ; cụm Hà Nội – Bắc Ninh gồm Hà Nội, Bắc Ninh và các tỉnh lân cận Hà Nộị
Để đảm bảo tính đại diện 4 tỉnh được chọn để khảo sát là Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Định và Bình Dương. Đây là những tỉnh tập trung nhiều doanh nghiệp CNCBG cũng như có đội ngũ lao động đông đảo trong lĩnh vực nàỵ
Bước 2. Đơn vị chọn mẫu cấp 2: Chọn doanh nghiệp
Tại 4 địa bàn trên, mỗi địa bàn chọn 10 DN để khảo sát chính thức và 5 DN khác để dự phòng. Cơ cấu các DN lựa chọn để khảo sát có các đặc điểm sau:
- DN có quy mô vừa và nhỏ (dưới 30 lao động) và DN có quy mô trung bình chở lên (trên 30 lao động) (tỷ lệ 80:20).
- DN có hoạt động xuất khẩu (khoảng 30%).
- DN có vốn đầu tư nước ngoài/liên doanh với nước ngoài (ít nhất 1).
- Các loại hình DN: sơ chế, Sơ chế và tinh chế, tinh chế, lắp rắp và hoàn thiện, DN hỗn hợp thực hiện cả 3 khâu sản xuất.
Bước 3. Đơn vị chọn mẫu cấp 3: Chọn mẫu người lao động
Mỗi doanh nghiệp chọn khảo sát
- 5 - 10 lao động làm việc trực tiếp (bằng phiếu hỏi)
+ Đảm bảo đủ lao động tham gia các khâu trong quy trình sản xuất + Đủ các nhóm thợ học việc, thợ có kinh nghiệm và thợ lâu năm - 1 - 2 lao động làm việc gián tiếp (bằng phiếu hỏi)
- Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý (1 - 2 người), chuyên gia (1 - 2 người), lao động làm việc trực tiếp (1 – 2 người)
Bảng 1. Quy mô mẫu và kết quả khảo sát
Hợp phần điều tra
Quy mô mẫu (1 tỉnh)
Quy mô mẫu (4 tỉnh) Kết quả khảo sát (4 tỉnh) Số lượng (cuộc) Số đối tượng (người) Số lượng (cuộc) Số đối tượng (người) Số lượng (cuộc) Số đối tượng (người) Phóng vấn sâu, tọa đàm tại các DN 10 10-20 40 50 40 50 Bảng thống kê DN 10 10 40 40 40 40 Phiếu NNL trực tiếp 100 400 370 Phiếu NNL gián tiếp 20 80 69
Các công đoạn sản xuất của các DNDNDBG hiện đại được chia thành 3 khâu: Khâu sơ chế, khâu tinh chế, khâu lắp ráp và hoàn thiện. Có những DN chỉ tiến hành thực hiện một khâu, hoặc một số công đoạn trong một khâu chứ không thực hiện toàn bộ các khâu của quá trình SX. Nếu trong một DN thực hiện đầy đủ cả 3 khâu trong quá trình SX ra SP hoàn thiện, công nhân SX trực tiếp thường được các DN bố trí với tỷ lệ: khâu sơ chế chiếm khoảng 20%-25%, khâu tinh chế khoảng 40-45%, khâu lắp ráp và hoàn thiện khoảng 35%-40% so với tổng số công nhân trực tiếp sản xuất. [119] Chính vì vậy, tỷ lệ phát phiếu hỏi điều tra tìm các số số liệu sơ cấp của tác giả cũng được sử dụng theo tỷ lệ tương ứng. Số phiếu thu về là 370 phiếu cho công nhân SX trực tiếp trong đó: 74 công nhân trong khâu sơ chế; 126 công nhân trong khâu tinh chế và 170 công nhân trong khâu lắp ráp và hoàn thiện.
Điều tra NNL làm việc gián tiếp thu về được 69 phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý gồm trưởng phòng nhân sự (hoặc tổ chức nhân sự hành chính), Giám đốc kỹ thuật (hoặc Phó phòng hoặc trưởng phòng kỹ thuật, Phó phòng hoặc trưởng phòng An toàn chất lượng sản phẩm), các Phó giám đốc và Tổng giám đốc tại các DNCNCB đồ mộc hiện đại không phân biệt loại hình DN, quy mô và cơ cấu sở hữu nguồn vốn của DN. Phương pháp xây dựng các câu hỏi trong bảng hỏi được NCS tổng hợp cơ sở lý luận, dựa trên mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu và tự phát triển các câu hỏị Thực hiện thử nghiệm bảng hỏi trước khi phát chính thức cho mẫu chọn. NCS lựa chọn mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên trong các điều tra xã
hội học được tiến hành năm 2010 và 2011. Các thông tin trong bảng hỏi cung cấp thêm các số liệu định lượng và định tính cho quá trình tập hợp dữ liệu và phân tích.
4.2.5. Phương pháp xử lý dữ liệu
- Với các bảng hỏi bán cấu trúc, các nội dung phỏng vấn sâu, được tổng hợp thông tin theo các nội dung, các vấn đề nghiên cứu;
- Với nguồn dữ liệu sơ cấp: các phiếu điều tra được tiến hành nhập và xử lý, phân tích kết quả trên máy tính, bằng phần mềm chuyên dụng SPSS.
- Với nguồn dữ liệu thứ cấp: các dữ liệu được tập hợp, thống kê lại để mô tả, so sánh và suy luận từ các dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, báo cáo từ các công ty…Tuy còn nhiều khó khăn về cả trình độ, thời gian và nguồn lực trong nghiên cứu và phân tích, nhưng hy vọng các kết quả đạt được sẽ phần nào làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứụ Đồng thời, với hy vọng kết quả nghiên cứu tạo ra một cách nhìn mới trong việc sử dụng các tiêu chí đã xây dựng trong mô hình làm thước đo CLNNL cho một ngành kinh tế của đất nước.