6. Kết cấu của luận án
1.3.1.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam
Chiến lược phát triển KTXH của VN trong bất cứ giai đoạn nào cũng để cập đến việc phát triển con người, trong đó nhấn mạnh phát triển NNL trong xây dựng và phát triển đất nước. Trong việc phát triển NNL và nâng cao CLNNL, chiến lược hàng đầu vẫn là giáo dục và đào tạọ Từ năm 1979, Đại hội Đảng quyết định cải cách giáo dục, coi giáo dục là vấn đề quan trọng của đất nước trong phát triển nguồn lực con người, nâng cao sức mạnh đất nước qua GD&ĐT, nâng cao sự hiểu biết cho cộng đồng dân cư, chăm sóc sức khỏe và kiến thức cộng đồng. Với tư tưởng đó và thực hiện lời dạy của Hồ Chủ Tịch, công tác GD&ĐT tiếp tục được nhấn mạnh trong
các kỳ Đại hội V, VI, VII, VIII, IX, X và XỊ Chiến lược phát triển dài hạn NNL đã đề cập đến kiến thức về giới tính, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, các chương trình giáo dục học sinh tiểu học, phổ thông và tạo điều kiện cho quá trình học tập suốt đời cho công dân. Các chương trình giáo dục chuyên nghiệp được chú trọng đào tạo NNL có chuyên môn, tay nghề và khả năng cạnh tranh với NNL trong khu vực và thế giớị Hiện nay, Đảng ta khẳng định GD&ĐT tiếp tục được coi là quốc sách hàng đầu vì chiến lược phát triển NNL quốc giạ Chiến lược phát triển giáo dục của nước ta đã đề ra các chính sách nâng cao CLNNL một cách có hệ thống. Phát triển NNL thực chất là phát triển nguồn vốn con người phải được quan tâm từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời một cá nhân về các mặt trí lực, tâm lực và thể lực, các phẩm chất đạo đức, nhân cách công dân, trình độ học vấn, chuyên môn, văn hóạ.. Phát triển NNL phải gắn với nhu cầu LĐ kỹ thuật ngoài XH của thị trường LĐ trong và ngoài nước, phù hợp từng vùng địa lý KT. Phát triển các hình thức đào tạo kết hợp giữa các trường chuyên nghiệp với các cơ sở SX, dịch vụ, các DN. Cơ cấu lại hệ thống đào tạo NNL theo hướng đa dạng hóa, phát triển các loại hình đào tạo NNL chất lượng caọ Triển khai hệ thống kiểm định chất lượng đào tạọ
XH ngày càng phát triển, các chính sách vĩ mô của Nhà nước quan tâm đến con người, đầu tư vào con người: hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục để nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân trong XH hiểu được tầm quan trọng của yếu tố con người trong phát triển kinh tế XH. Bản thân mỗi thành viên trong XH cũng nhận thức được điều đó và quan tâm tới con người ngay từ khi nhen nhóm hình thành một sự sống, tuổi ấu thơ và tới tuổi trưởng thành. Việc chăm sóc sức khỏe cho giới nữ được quan tâm hơn trong mọi ngành nghề, nhất là những nghề nặng nhọc và độc hạị