6. Kết cấu của luận án
1.2.1. Phân loại nguồn nhân lực
Cá nhân mỗi con người khi tham gia vào DN, tham gia hoạt động trong tổ chức đều có thể lực, trí lực và tâm lực nhưng sự vận dụng các yếu tố này vào hoạt động SX lại không giống nhaụ Điều đó do mỗi cá nhân có thể lực, có trí lực và tâm lực khác nhau; do xuất thân khác nhau; do hoàn cảnh sống và điều kiện sinh trưởng khác nhau… khiến cho sự vận dụng thể lực, trí lực và tâm lực có nhiều điểm khác nhaụ Điều quan trọng trong DN là khâu hoạch định và tổ chức thực hiện công việc để các cá nhân có thể có sự thống nhất trong hành động và các hành vi ứng xử; có sự phối hợp và chia sẻ giữa các bộ phận để công việc luôn suôn sẻ và thuận lợi cho hoạt động SX của DN. Chính vì thế, phân loại NNL là cần thiết. Có thể phân chia theo[85]: - Theo dạng sản phẩm của LĐ: NNL SX vật chất (sản phẩm dưới dạng giá trị vật chất) và NNL không SX ra của cải vật chất (SP dưới giá trị tinh thần);
- Theo vị trí của NNL trong quá trình SX gồm: NNL trực tiếp SX và NNL gián tiếp SX. NNL trực tiếp SX là NNL sử dụng công cụ lao để tác động vào đối tượng LĐ làm ra SP. NNL trực tiếp SX bao gồm: NNL công nghệ, NNL phụ trợ và NNL phục vụ. NNL gián tiếp là NNL làm công tác quản lý và NNL phục vụ quản lý để đảm bảo cho quá trình SXKD hoạt động liên tục và hiệu quả;
- Theo mức độ phức tạp của LĐ: Có LĐ phức tạp (LĐ kỹ thuật, LĐ có nghề, LĐ đã qua ĐT…) và LĐ đơn (LĐPT, LĐ không có nghề, LĐ chưa qua đào tạo…);
- Theo tính chất sử dụng các chức năng LĐ có NNL hoạt động LĐ trí óc và LĐ chân taỵ LĐ trí óc là hoạt động thực hiện công việc chủ yếu bằng khả năng suy nghĩ, tính toán, sáng tạọ LĐ chân tay là hoạt động thực hiện công việc chủ yếu bằng khả năng sinh công của cơ bắp và sự khéo léo, nhanh nhẹn của chân taỵ
- Theo nguồn gốc năng lượng vận hành công cụ LĐ: LĐ thủ công, LĐ nửa cơ giới, LĐ cơ giới, LĐ hệ thống máy – thiết bị tự động hóạ
- Theo tính chất của hợp tác LĐ: LĐ cá nhân và LĐ tập thể.
Trong phạm vi luận án, NCS sử dụng cách phân loại theo vị trí của LĐSX để phân tích và đánh giá về lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
NNL trực tiếp thường được gọi là công nhân SX trực tiếp, là những người trực tiếp thực hiện các thao tác tại các phân xưởng các tổ, nhóm SX…để tạo ra hình thái vật chất của SP. NNL này đa số cần có trình độ kỹ thuật nhất định và chiếm số lượng lớn trong DN. NNL trực tiếp sử dụng các kỹ năng kỹ thuật nhiều hơn kỹ năng tư duy trong quá trình thực hiện công việc.
NNL gián tiếp là những người không trực tiếp tham gia vào quá trình SX ra hình thái vật chất của SP. Họ gián tiếp tham gia vào quá trình SX bằng việc thực hiện các công việc và các hoạt động quản trị chung của DN như tổ chức, lập kế hoạch, công tác hạch toán kế toán, điều hành các bộ phận, đánh giá thị trường… NNL gián tiếp chủ yếu sử dụng kỹ năng tư duy, LĐ bằng trí óc và hiệu quả LĐ không hiện hình cụ thể, rõ nét như NNL trực tiếp. NNL gián tiếp là nguồn LĐ bổ trợ không thể thiếu trong DN trong quá trình tham gia SX ra hình thái vật chất để các sản phẩm hữu hình hoàn thiện và tiêu thụ được.
Mục đích của việc phân loại NNL để nhấn mạnh rằng: Các phân tích và đánh giá của NCS chú trọng vào đối tượng NNL thực hiện công việc trực tiếp trong các DNCNCBG hiện đại VN.
Vai trò của NNL quản lý, gián tiếp có thể đại diện cho DN tham gia vào các sự kiện như phát biểu, giới thiệu, tượng trưng cho tổ chức; Xây dựng mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, động viên, thúc đẩy các nhân viên khác, các nhóm hay các phân xưởng SX; Duy trì mối quan hệ mạng lưới làm việc nội bộ với bên ngoài và giúp cung cấp thông tin cho hoạt động quản trị trong DN; Thu thập thông tin cả bên trong và bên ngoài về những vấn đề có thể ảnh hưởng tổ chức để có hình thức xử lý cần thiết và kịp thời; Truyền những thông tin cả bên trong và bên ngoài cho nội bộ cũng như truyền đạt những thông tin của tổ chức cho bên ngoài; Có thể giải quyết những xáo trộn với những hành động đúng và kịp thời khi DN đối mặt với những vấn đề quan trọng những khó khăn bất ngờ; Chịu trách nhiệm phân phối các nguồn
lực: thời gian, ngân quỹ, phương tiện, nhân sự hoặc đại diện cho tổ chức thương lượng, ký kết.
Vai trò NNL trực tiếp chủ yếu là nhận mệnh lệnh từ NNL quản lý, và làm việc theo những mục tiêu, những chương trình, những công việc đã được xây dựng sẵn, thực hiện những thao tác đã được chỉ định đối với yêu cầu thực hiện công việc trong hoạt động SX.
So với NNL trực tiếp, NNL quản lý và gián tiếp cần mức độ sáng tạo trong công việc lớn hơn rất nhiềụ Quá trình hoạt động SXKD diễn ra có suôn sẻ, thuận lợi hay không; công nhân SX trực tiếp làm việc có bê trễ hay chăm chỉ phần lớn do sự thực hiện công việc của NNL quản lý điều hành. NNL gián tiếp phải thực hiện vai trò bổ trợ trong mọi hoạt động SXKD để NNL trực tiếp tạo ra SP hoàn thiện mang tính chất quyết định cuối cùng tạo nên sự thành công cho DN. Do đó, toàn bộ NNL trong DN luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhaụ NNL quản lý, gián tiếp là tiền đề cho sự thành công thì NNL trực tiếp là cơ sở để hoạt động quản trị trong DN được thành công và cũng là thành công của DN.