Giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ việt nam (Trang 68 - 70)

6. Kết cấu của luận án

1.3.2.2. Giáo dục và đào tạo

Trong sự phát triển của một nền kinh tế, NNL đóng vai trò quan trọng nhất trong mọi hoạt động tạo ra giá trị cũng như của cải vật chất phục vụ đời sống con

ngườị Ngành gỗ là một trong những ngành có nguồn nguyên liệu nhưng lại khai thác bừa bãi, việc chế biến các SP gỗ có nhiều hạn chế nên các công trình có sử dụng gỗ hầu hết là gỗ ngoại nhập. Ngành gỗ có tốc độ tăng trưởng cao nhưng không đồng đều và còn biểu hiện manh mún. Thực trạng đó cho thấy NNL trong ngành CBG chưa thật sự được chú trọng, đặc biệt là công nhân kỹ thuật. VN có khoảng 2600 DNCNCBG, trong đó khoảng 420 DN có vốn nước ngoài và 400 DN trong nước tham gia xuất khẩu, do đó nhu cầu LĐ lành nghề rất lớn. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 19 (năm 2004) về việc thúc đẩy xây dựng trường học, trung tâm đào tạo CBG nhưng đến nay có rất ít đề án được chính thức thực hiện. Chương trình kết hợp giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn với GTZ và hợp phần PTM đang được triển khai tại Công ty Trường Thành ở Đăk Lăklà đề án đầu tiên được thực hiện [53].

Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục. Đào tạo đề cập đến giai đoạn khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định mới tiến hành đào tạọ Đó là việc huấn luyện, giảng dạy, tập huấn cho một nhóm người, một tổ chức, một XH về một vấn đề, và nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định. Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp có hệ thống, chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận một công việc nhất định.

Như vậy, giáo dục được hiểu là các hoạt động nhằm lĩnh hội kiến thức để con người hiểu biết toàn diện hơn về mọi mặt trong cuộc sống. Đào tạo là hoạt động học tập trang bị cho con người có thêm kiến thức về mọi mặt, để chuẩn bị cho con người hành trang kiến thức toàn diện và sâu hơn. Theo Luật giáo dục VN (2005), mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa XH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [63].

Với những năm đầu của thế kỷ 21 này, trình độ dân trí VN đã nâng lên rõ rệt, bản thân mỗi thành viên trang bị cho mình kiến thức để không bị đào thải trong nền

kinh tế tri thức. GD&ĐT không chỉ là nhiệm vụ của riêng Nhà nước, mà là chức năng và nhiệm vụ của mọi tổ chức và cá nhân. Do vậy, ngoài nguồn đầu tư của ngân sách Nhà nước vẫn cần các khoản đầu tư cho GD&ĐT ngoài ngân sách Nhà nước và của cá nhân tự học tập nghiên cứụ Kiến thức không là của riêng ai, một XH muốn phát triển thì sự truyền đạt và chia sẻ kiến thức là điều kiện cần thiết để nâng cao trình độ dân trí và nâng cao chất lượng NNL.

Với ngành CNCBGVN, khi chia NNL thành NNL làm việc gián tiếp và công nhân SX trực tiếp: NNL làm việc gián tiếp hầu hết được đào tạo tương đối bài bản nhưng là của các ngành nghề khác nhau, không chỉ riêng trong lĩnh vực CBG. NNL là công nhân SX trực tiếp biến động thường xuyên về số lượng, chất lượng và trình độ học vấn không caọ Các DNCNCBG có số công nhân SX trực tiếp cơ hữu thấp, theo tính chất mùa vụ các DN thường thuê NL theo mùa hoặc theo số lượng đơn đặt hàng để xác định cầu NNL của DN theo thời kỳ đó. Trung bình hàng năm các DN có số LĐ thời vụ lên đến 51,4% [122]. Do không hấp dẫn về điều kiện làm việc và chế độ trả công nên nhiều công nhân chỉ hoạt động trong ngành gỗ một kỳ (mùa), điều này ảnh hưởng đến chi phí đào tạo và bồi dưỡng nghề của DN. Việc rời bỏ ngành khi không được đáp ứng thỏa đáng nhu cầu bản thân gây xáo trộn NNL của ngành. Do đó, tỷ lệ NNL được đào tạo bài bản ngành CNCBG còn thấp so với các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Vì thế, rất cần thiết chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ đãi ngộ để thu hút và giữ chân NNL lành nghề.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)