Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ việt nam (Trang 104 - 106)

6. Kết cấu của luận án

2.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ

Cùng với sự phát triển của ngành CNCBG VN trong thời gian vừa qua, nhu cầu thực tế sử dụng gỗ nguyên liệu phát triển mạnh mẽ. Tổng khối lượng gỗ sử dụng năm 2000 trên 8,8triệu m3, trong đó 51,61% sử dụng cho CNCBG. Năm 2005, tổng khối lượng gỗ nguyên liệu sử dụng là 10triệu m3 và 53,4% sử dụng cho CNCBG. Năm 2010, tổng khối lượng gỗ nguyên liệu sử dụng khoảng 11triệu m3, trong đó gỗ nguyên liệu cho CNCBG chiếm 57,34%. Nguồn gỗ nguyên liệu của VN có là gỗ rừng trồng trong nước và gỗ nhập khẩụ Những năm 2000, lượng gỗ nguyên liệu từ rừng trong nước đáp ứng khoảng 60%-70% nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, sản lượng gỗ khai thác giảm dần và ngày một khan hiếm hơn, dẫn đến lượng gỗ NK cho sản xuất hiện nay khoảng 80%.

Tây Bắc 2.20% Đông Bắc 23.18% ĐB sông Hồng 0.23% Bắc Trung Bộ 17.56% DH Trung Bộ 7.90% Tây Nguyên 34.20% Đông Nam Bộ 4.47%

ĐB sông Cửu Long 3.69%

Nguồn: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN - Viforest 2011

Biểu 2.7. Sự phân bố rừng-nguồn nguyên liệu cho các DNCNCBG Việt Nam

Đến năm 2010, gỗ nguyên liệu NK sử dụng cho các DNCNCB lên đến 80%. Nguyên nhân của việc NK nhiều là do diện tích rừng khai thác của VN thấp và chất lượng gỗ khai thác không cao, gỗ nhỏ và gỗ non chiếm phần lớn lượng gỗ khai thác nên việc xử lý gỗ nguyên liệu làm chi phí SX KD bị đẩy lên caọ

Bảng 2.6.Cơ cấu sử dụng nguyên liệu gỗ của các DNCNCB gỗ Việt Nam

Nội dung 2000 2005 2010

1. Tổng khối lượng gỗ nguyên liệu đã sử dụng

(triệu m3) 8,8 10 11

2. Cơ cấu sử dụng (%)

- Gỗ sử dụng cho công nghiệp CBG - Gỗ dùng làm nguyên liệu ván dăm, MDF - Gỗ cho CN chế biến giấy và bột giấy - Gỗ sử dụng làm trụ mỏ 51,6 20,19 25,52 0,68 53,4 20,19 25,52 0,89 57,34 24,2 17,6 0,86 Nguồn: Viforest 2011

Các nước XK gỗ cho VN nhiều nhất là Malaysia, theo thứ tự giảm dần có Lào, Mỹ, Trung Quốc, Myanma, Campuchia, Thái Lan, Braxin, New Zealand, Đài Loan và khoảng 20 quốc gia khác. Khối lượng NK gỗ lớn nhưng ở VN hiện nay chưa hình thành chợ gỗ nguyên liệu tập trung khiến việc giao dịch và mua bán nguyên vật liệu SX không thuận tiện. Vì thế, việc NK gỗ nguyên vật liệu của các DNCNCBG hoàn toàn phụ thuộc vào việc giao dịch trực tiếp thông qua các đối tác nước ngoài, thiếu tính thống nhất và đồng bộ trong NK nguyên vật liệu gỗ giữa các DNCNCBG VN.

Những SP XK chủ yếu hiện nay gồm: bàn ghế ngoài trời 32%; nội thất, phòng khách, phòng ăn 31,4%; nội thất phòng ngủ 4,1%; đồ gỗ nhà bếp 3,25. Các loại đồ gỗ khác 17,8% và đồ gỗ kết hợp với vật liệu khác 5,1%. Thị trường XK 120 quốc gia nhưng 3 thị trường XK chính của các DNCNCBG là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Bảng 2.7. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tại 3 thị trường chính

Đơn vị tính: triệu USD

Thị trường Năm 2000 2005 2010

Mỹ 115,46 566,968 930

EU 160,74 457,63 630

Nhật 137,91 240,80 300

Nguồn: Viforest 2011

Trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2007 là thời kỳ phát triển mạnh về XK gỗ và SP gỗ VN. Năm 2003, kim ngạch XK gỗ và SP gỗ cả nước đạt 567 triệu USD, năm 2004 với 1,1 tỷ USD. Các năm tiếp theo, kim ngạch XK gỗ và SP gỗ của

VN tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tăng 35% năm 2005, tăng 23,5% năm 2006. Năm 2007 đạt 2,4 tỷ USD, tăng 24,5% so với năm 2006 và năm 2010 đạt 3 tỷ USD. Điều này chứng tỏ VN đã tìm được chỗ đứng, dần khẳng định vị trí trên thị trường đồ gỗ thế giớị Với việc SX và tiêu thụ nội địa, việc tìm số liệu để phân tích hết sức khó khăn. Nguyên nhân khách quan: do sự phát triển KTXH kéo theo sự phát triển rất nhanh về nhu cầu về các SP gỗ, sự phát triển của các cơ sở SX gỗ phục vụ các nhu cầu nội địa hầu như tự phát mà không có số liệu thống kê đầy đủ. Nguyên nhân chủ quan: trong khoảng mười năm qua chỉ có một vài nghiên cứu nhỏ về SX và tiêu thụ nội địa của các SP gỗ, các số liệu thống kê không cụ thể và không chính xác. Do đó, NCS chú trọng nghiên cứu các DNCNCBG XK, sử dụng các tài liệu tại các DN có tính điển hình trong ngành để nghiên cứu và phân tích.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ việt nam (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)