Xu thế hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ việt nam (Trang 62 - 65)

6. Kết cấu của luận án

1.3.1.1.Xu thế hội nhập quốc tế

Sự hội nhập quốc tế các mặt của đời sống diễn ra với tốc độ nhanh chóng dẫn đến sự chênh lệch về sự hiểu biết của người học giữa các quốc giạ Từ hệ thống đào tạo đến các chương trình đào tạo các ngành trong nền KTXH không thống nhất làm nhận thức của người học giữa các trường tại các quốc gia cũng khác nhaụ Đó là một nguyên nhân khiến CLNNL được đào tạo trong nước với nước ngoài còn một khoảng cách khá lớn so với CLNNL của các quốc gia khác.

Cơ cấu các ngành trong nền KT khiến tỷ trọng NNL tham gia trong các ngành cũng là một nguyên nhân chúng ta cần tái cấu trúc lại nền kinh tế. Tỷ lệ NNL tham gia trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp vẫn chiếm hơn 60% và hầu hết chưa qua đào tạo bài bản[4]. Cách thức SX chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, phương tiện SX thủ công và dùng sức người là chính. Tỷ lệ ứng dụng khoa học công nghệ trong SX nông nghiệp thấp, trong khi xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa tạo ra sự cạnh tranh ngày càng mạnh và tần suất lớn. Điều đó khiến cho năng lực cạnh tranh NNL VN quá thấp khi đứng chung trong một sân chơi toàn cầụ (Ngân hàng thế giới đánh giá: CLNNL của Việt Nam đạt 3,79/10điểm. Chỉ số cạnh tranh NNL Việt Nam đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước được xếp hạng[117])

Cuộc sống của con người không chỉ bao gồm các khía cạnh KT và các hoạt động KT tạo ra của cải vật chất phục vụ con ngườị Phần không thể thiếu đó là đời sống văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, nửa cuộc sống này của con người không đứng

tách riêng, không đo, đếm được bằng các số liệu thống kê như số liệu kinh tế. VH biểu hiện xen kẽ trong tất cả các hoạt động của đời sống con người, kể cả các hoạt động KT. Trong khi xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa không chỉ trên lĩnh vực khoa học và công nghệ mà diễn ra ở hầu hết các mặt của đời sống KTXH. Xu hướng toàn cầu hóa khiến con người với những góc nhìn khác nhau có quan điểm và cách tiếp nhận khác nhau đối với mỗi vấn đề của đời sống KTXH. VH truyền thống vùng và tư tưởng “không muốn ai hơn mình” làm hạn chế sự hiểu biết và phát triển NNL và là nguyên nhân lớn nhất khiến việc nâng cao CLNNL thêm khó khăn.

Việc học tập và nghiên cứu còn nhiều vấn đề: chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo chưa thực sự phù hợp với hệ thống GD&ĐT trên thế giớị Các chương trình đào tạo và đánh giá học lực của các trường có cùng khối ngành cho từng ngành học cũng không thống nhất. Điều này dẫn đến chất lượng của sinh viên giữa các trường khác nhau và sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp ra trường ngày càng mạnh hơn. Sự cạnh tranh này không phải do bản thân công việc đòi hỏi năng lực giải quyết công việc của người thực hiện, mà một phần do chính sách tuyển dụng, do chế độ đãi ngộ giữa các loại hình DN và các hình thức pháp lý của các DN khác nhau tạo ra sự lựa chọn khác nhaụ Điều này dẫn đến hiện tượng người tìm việcchiếm đại đa số trong khi sự toàn cầu hóa và quốc tế hóa tạo nên hiện tượng việc tìm người ngày một nhiều hơn. Vì vậy chất lượng đào tạo cần được quan tâm làm khởi nguồn cho một NNL có chất lượng cao trong XH.

Trong nền KT tri thức, tri thức của con người kết hợp với công nghệ hiện đại trở thành yếu tố lợi thế cạnh tranh không chỉ của một ngành mà của cả quốc gia và là yếu tố quan trọng nhất so với vốn tài nguyên và LĐ cơ bắp. Tiến bộ khoa học kỹ thuật khiến con người trở nên hiểu biết hơn, văn minh hơn. Trong điều kiện đó, sự phát triển của ngành sẽ phụ thuộc khai thác, duy trì, sử dụng và sáng tạo ra tài nguyên của NNL thay vì dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có. Có được nguồn tài nguyên là một lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của một ngành hoặc một quốc giạ Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng sẵn có tài nguyên để khai thác, vì thế cần nâng cao sức sáng tạo của NNL, nâng cao CLNNL để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Với khía cạnh kinh tế: ngày càng nhiều hơn các tập đoàn KT, các DN lớn được hình thành và có những động thái chi phối thị trường toàn cầụ Các tổ chức KT quốc tế được thành lập và các quốc gia mất dần quyền lực điều tiết các tập đoàn KT, quyền lực chuyển dần về các tổ chức đa phương quốc tế trong việc đưa ra các hiệp định thương mại, thuế quan và các hành vi giao thương quốc tế khác. Khi các tập đoàn KT quốc tế có tiềm lực và sức mạnh không chỉ chi phối thị trường về hàng hóa và dịch vụ cung ứng, mà còn thu hút sự tham gia của NNL giỏi; các chính sách đãi ngộ NNL luôn hấp dẫn và kéo sự tập trung chất xám về phía các tổ chức đó.

Với khía cạnh văn hoá, xã hội: sự giao thoa giữa các nền VH tạo nên các xu hướng và trào lưu văn hóa giữa các quốc gia, các vùng được đan xen. Mỗi cá nhân trong XH được tiếp xúc với nhiều hình thái VH, nhiều nền văn minh khác nhau và tạo ra những quan điểm cá nhân và phong cách sống đa dạng. Toàn cầu hóa còn giúp con người hiểu biết rộng hơn, sâu hơn các vấn đề về cuộc sống, những vấn đề toàn cầu, những cơ hội và thách thức trong cuộc sống không chỉ với riêng các cá nhân mà với từng ngành, từng quốc gia khác nhau về nguồn thông tin; về sự tiếp cận với các vấn đề quốc tế dễ dàng hơn; về các hoạt động và tham quan du lịch và giao lưu VH toàn cầu; sự tiếp cận tri thức thế giới; giao lưu thương mại đa phương; tự do cá nhân; nghiên cứu và học tập qua các ngôn ngữ…

Với khía cạnh điều kiện tự nhiên: các vấn đề về môi trường toàn cầu đang đặt ra cho các quốc gia những mối quan tâm chung về khí hậu, ô nhiễm môi trường và nguồn nước sạch. Những vấn đề chung này khiến các quốc gia cần có các thỏa hiệp chung để bảo vệ môi trường chung thế giớị Những vấn đề này cũng tác động không nhỏ tới hoạt động SXKD của các DN, các chiến lược dài hạn của DN và vấn đề bảo vệ môi trường toàn cầụ

Về khía cạnh chính trị: toàn cầu hoá làm cho mỗi cá nhân có khả năng tiếp thu kiến thức, hiểu biết về văn hóa, XH và KT của nhiều quốc gia khác nhaụ Điều này làm tăng lên các mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới và cũng tạo ra nhiều cơ hội cho mỗi người trong tìm kiếm việc làm, xu hướng trính trị và khả năng hoạt động trong tại các lĩnh vực khác nhaụ Mỗi thể chế chính trị của các quốc gia lại có những đặc điểm riêng, có những thế mạnh và sự can thiệp nhất định vào hệ thống

chính trị chung toàn cầu nhưng không thể can thiệp hay xử lý được các thách thức mang tính toàn cầu, điều này có thể dẫn đến xu hướng dân chủ, tự do trong cách thức và thể thức tham gia các đảng phái chính trị chung trên toàn thế giớị Điều đó dẫn đến việc sự tham gia của các đảng phái chính trị quốc tế đến sự hoạt động của các DN trong các ngành KD khác nhau, đặc biệt là các ngành có thế mạnh và có khả năng sinh lời cao, tạo ra siêu lợi nhuận trong các quốc gia khác nhaụ

Quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên mọi mặt của đời sống của cộng đồng dân cư trên thế giới và VN để chúng ta có thể thấy rằng, tự do hóa thương mại là kết quả tất yếu của quá trình toàn cầu hóạ Đó là việc mở rộng trao đổi thương mại về hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ, tài nguyên, NNL và thông tin giữa các vùng, các quốc gia trong khu vực và toàn cầụ Các dòng chảy đầu tư tìm kiếm lợi nhuận luôn tìm đến các vùng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Vì vậy các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN luôn kéo theo sự di chuyển tri thức, khoa học công nghệ. Thực hiện chuyển giao công nghệ vào các lĩnh vực có thể làm dịch chuyển cơ cấu đầu tư và phát triển của VN. Điều này dẫn đến nhu cầu NNL có chất lượng cao đối với các khu vực được chuyển giao công nghệ, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các vùng KT và kích thích nhu cầu đào tạo và phát triển NNL, buộc NNL lực phải có kiến thức và hành vi để đáp ứng. Thị trường LĐ trong nền KT thị trường ngày càng phát triển, tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với NNL. Do vậy, xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa đã, đang và sẽ tạo ra nhiều thay đổi, nhiều cơ hội và thách thức với NNL không chỉ trong một ngành mà với tất cả các ngành nghề trong nền KT toàn cầu đó.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ việt nam (Trang 62 - 65)