Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ việt nam (Trang 91 - 96)

6. Kết cấu của luận án

2.1.2.Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

CBG là quá trình chuyển hóa gỗ nguyên liệu dưới tác dụng của thiết bị, máy móc hoặc công cụ hóa chất để tạo thành các SP có hình dáng, kích thước, thành phần hóa học làm thay đổi hẳn so với nguyên liệu ban đầụ Kỹ thuật chế biến theo phương pháp cơ giới chủ yếu là kỹ thuật xẻ gỗ, sấy gỗ và bảo quản gỗ. Riêng công đoạn bảo quản gỗ là phần sử dụng nhiều chất hóa học để ngâm tẩm, xử lý và bảo quản gỗ. Gỗ mới khai thác có độ ẩm cao, công đoạn sấy chỉ là bước làm khô, muốn giữ gỗ có độ bền và đảm bảo chất lượng cho vòng đời SP gỗ phải có công đoạn ngâm tẩm để bảo

quản và gìn giữ chất lượng SP sau khi SX. Vào hai thập niên cuối của thế kỷ XX, có thời điểm các Tổng công ty đã xây dựng nhà máy CBG với quy mô nhà xưởng rất lớn, nhiều máy móc kỹ thuật nhưng đầu tư không định hướng và quy hoạch cụ thể, tư duy KD còn nhiều hạn chế, việc khai thác và nhập khẩu gỗ bừa bãi gây nên “cảm giác” sẵn có nguồn nguyên liệu cho SX.

Những năm gần đây, ngành CNCBGVN đã có những phát triển đáng kể, đặc biệt là CNCBG XK. Kim ngạch XK tăng lên và đồ gỗ VN hiện đang có mặt tại hơn 120 quốc gia khác nhaụ Số lượng DN tăng lên thu hút nhiều NNL tham gia LĐSX. Việc hình thành các cụm CNCBG đã giảm bớt sự phân tán của ngành. 3 cụm lớn là Bình Dương – TP.Hồ Chí Minh gồm các tỉnh miền Đông Nam Bộ, TP. HCM, Đồng Nai và Bình Dương; cụm Bình Định – Tây Nguyên gồm các tỉnh Tây nguyên và Nam Trung Bộ; cụm Hà Nội – Bắc Ninh gồm Hà Nội, Bắc Ninh và các tỉnh lân cận Hà Nộị Nếu chia theo vùng kinh tế: Miền Bắc có Đông Bắc, Tây Bắc, đồng bằng (ĐB) sông Hồng, Bắc Trung Bộ; Miền Nam có Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB sông Cửu Long. DNCBG phân bố không đều, tổng số khoảng 2600 DN thì Miền Nam chiếm 80%, Miền Bắc 20%. Khoảng 94% là DN ngoài Nhà nước, khoảng 70% các DN có quy mô nhỏ, công nghệ SX nhỏ và thậm chí còn lạc hậu, không có tiềm lực về vốn[83][91][105]. Ít DN đầu tư dây chuyền SX công nghệ cao, hiện đại nhập khẩu từ Đức hay Italia, chủ yếu các máy móc kỹ thuật được nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc. Một số công đoạn SX được thực hiện trên máy hoặc tự động hóa, nhưng phần bán tự động và thủ công chiếm phần lớn khối lượng công việc. Các DN lớn chủ yếu đóng trên vùng Đông Nam Bộ có mức độ tự động hóa cao hơn, mang tính chuyên nghiệp hơn. Nếu so sánh giữa các DN trong nước và các DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN có vốn trong nước hạn chế hơn về công nghệ, máy móc, tài chính và quan trọng hơn cả là NNL yếu hơn[122].

Hơn 420 DN có vốn đầu tư nước ngoài có lợi thế hơn hẳn các DN trong nước về tiềm lực tài chính và các nguồn lực khác. Đặc biệt là các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã đầu tư vào máy móc thiết bị và khoa học công nghệ hiện đại tương đối đồng bộ, tạo sự chênh lệch khả năng SX và cạnh tranh giữa các DN trong nước. Các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Trung Quốc là những đối thủ cạnh

tranh trực tiếp, mạnh với nguồn lực và sức sáng tạo dồi dào, là những rào cản đối với các DN trong nước. Thêm vào đó, các hành vi bảo hộ thương mại đưa ra ngày một tinh vi, buộc các DN phải tính tới các tiêu chuẩn đầu ra cho SP chặt chẽ hơn để giữ vững và nâng cao thị phần trên trường quốc tế.

Ngành CNCBGVN chủ yếu dành cho XK, với vị trí thứ 4 Đông Nam Á sau Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan, SP gỗ là 1 trong 10 mặt hàng XK chiến lược của đất nước. Tuy nhiên, khoảng 80% nguyên liệu cho SX lại từ nhập khẩu, diện tích rừng trồng cây gỗ nguyên liệu chủ yếu do các lâm trường quốc doanh và chính quyền các địa phương quản lý, khai thác. Khoảng 5 triệu ha đất rừng thì hơn 60% diện tích đó giao cho hộ gia đình, cá nhân quản lý. Diện tích để trồng rừng thật sự không nhiều do sử dụng sai mục đích đất rừng nên đất để trồng cây nguyên liệu cho ngành gỗ thật sự hiếm hoị Điều quan trọng để giữ được tốc độ tăng trưởng (khoảng hơn 30% trong những năm gần đây) đặt ra cho ngành gỗ trong những năm tới, không chỉ đầu tư cho thiết bị máy móc, cơ sở vật chất mà cần đầu tư cả vùng trồng nguyên liệu đầu vào để nâng cao lợi thế cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững[90].

Trong hoạt động của nền KT quốc dân có nhiều ngành sử dụng gỗ dưới dạng nguyên liệu hoặc vật liệụ Do đó, nguồn nguyên liệu gỗ trong nước được phân chia theo mục đích sử dụng, dựa vào yêu cầu kỹ thuật sử dụng gỗ và các đặc điểm cấu tạo, tính chất gỗ có khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra, thường có: gỗ dùng làm đồ mỹ nghệ, đồ mộc cao cấp, trạm khảm; Gỗ dán được chế biến từ cây nguyên liệu có độ dẻo, mịn cao, màu sắc tương đồng và cây ít lõi, khi bóc, lạng thì bề mặt không bị rạn nứt và bền; Gỗ dùng trong các công trình xây dựng lâu năm, làm khung tàu thuyền, nông cụ thường chịu áp lực về thời gian, chịu lực xung động lớn, cường độ cao nên cần độ bền tự nhiên tốt và chịu được mài mòn; Gỗ làm vỏ tàu thuyền: do tính chất sử dụng của SP làm từ gỗ nên cần gỗ có tính chất dẻo, dễ uốn cong, ít nứt nẻ, không có nhựa, không có tannin, chịu được cường độ hoạt động và sự va đập cao, dễ tẩm ướp các hóa chất bảo quản; Các loại gỗ dùng làm diêm, làm bút chì, làm các loại nhạc cụ, làm giấy, làm ván sợi…

Với đặc điểm của ngành CNCBG: có sự phân tán và tập trung nhất định; Có những diễn biến theo tình hình lịch sử của đất nước ảnh hưởng đến ngành; Theo kỹ

thuật chế biến lại có những đặc điểm riêng dẫn đến những yêu cầu, những đòi hỏi khác nhau về kiến thức đối với NNL trong từng thời điểm và giai đoạn khác nhau để đáp ứng sự phát triển và nhu cầu SX đáp ứng nhu cầu thị trường.

Lợi thế của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

- Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có lượng mưa và lưu lượng nước ngọt rất lớn thuận lợi cho trồng nguồn nguyên liệu cho ngành CBG. Đó là sự ưu đãi của thiên nhiên tạo điều kiện cơ sở cho phát triển ngành. Ngày nay không chỉ có đầu tư của nhà nước cho trồng rừng nguyên liệu, sự đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân vào ngành lâm nghiệp ngành càng nhiều và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một yếu tố cơ hội cho sự đầu tư mở rộng và nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành CNCBG trên thị trường trong nước và quốc tế

- Năm 2009, tổng diện tích rừng của nước ta đạt 13258,7 ngàn ha trong đó rừng tự nhiên đạt 10338,9 ngàn ha chiếm 78,35% tổng diện tích rừng cả nước, diện tích rừng trồng là 2919,8 ngàn ha chiếm 21,65%. Tổng tỷ lệ che phủ bề mặt của rừng nước ta được 39,1% diện tích cả nước [110]. Sản lượng gỗ khai thác tăng dần các năm từ 3461,8m3 năm 2007, năm 2008 là 3610,4m3 và năm 2009 là 3766,7m3 [111]. Điều đó một phần chứng tỏ lượng tiêu thụ gỗ hàng năm cũng tăng lên theo và quy mô SX của ngành CBG cũng mở rộng hơn. Việc hình thành các cụm CNCBG tạo ra lợi thế về quy mô và sự tập trung cho ngành. Số lượng các DN tư nhân tăng lên liên tục thể hiện sự chủ động của dân cư trong hoạt động kinh tế.

- Vốn đầu tư nước ngoài ngày một tăng lên, hiện nay khoảng 420 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Đặc biệt là đầu tư trực tiếp (FDI) ngày một cao, trong đó các DNCNCBG có vốn FDI đã tạo điều kiện cho NNL tiếp cận và áp dụng được công nghệ CBG hiện đại, nhất là các mặt hàng gỗ XK. Các quốc gia đầu tư nhiều đến từ Đài Loan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc và một số nước khác như Thuỵ Điển, Na Uy, Đan Mạch và Pháp. Thêm vào đó, thị trường XK gỗ ngày càng được mở rộng với 120 quốc gia nhập khẩu SP gỗ của VN trong đó các vùng đứng đầu là các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU và Nhật. Riêng thị trường Nhật Bản chiếm 70% SP đồ gỗ XK. Các SP gỗ VN đã và đang thâm nhập vào thị trường Đông Âu, Trung Đông và Nam Mỹ. SP gỗ VN được khách hàng nhiều quốc gia lựa chọn nên

việc nhiều DN rất coi trọng việc giữ mối quan hệ lâu dài với các khách hàng chiến lược và chú trọng vấn đề chất lượng SP, đặc biệt là các SP có sự phối hợp các chất liệu gỗ với mây, kim loại và với nhựạ Đó là một sự sáng tạo rất có giá trị để nâng cao lợi thế cạnh tranh của DN.

- Hiện nay, CNCBG XK VN được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế XK SP. Đồng thời, VN đã ban hành nhiều chính sách mới phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập KT, tạo điều kiện thuận lợi các DN trong ngành hoạt động KD.

- Các điều kiện hạ tầng cơ sở cho hoạt động SXKD ngày càng được cải thiện, đặc biệt là cho XNK đồ gỗ cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích. Đó là bờ biển dài từ Bắc đến Nam dọc theo chiều dài đất nước với rất nhiều Cảng nước sâu được xây dựng và phân bố khắp vùng biển VN; các cảng Hàng không được xây dựng và mở mang nhiều hơn, thuận tiện cho việc di chuyển, giao dịch giữa các quốc gia và các vùng trên cả nước.

- Quy mô hệ thống các nhà máy CBG tăng trưởng về số lượng và quy mô, hiện nay cả nước có khoảng1800 cơ sở sản xuất đồ mộc quy mô nhỏ với năng lực chế biến từ 15-200 m3 gỗ/năm/cơ sở và 1.200 DN có quy mô lớn với tổng công suất chế biến 2 triệu m3 gỗ/năm. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vươn lên vị trí thứ 4 trong khối các nước Đông Nam Á, sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan.

- Trong nước đã hình thành các vùng CBG tập trung: Bình Dương-Thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn – Tây Nguyên; Hà Nội-Bắc Ninh. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến gỗ.

- Có các cơ sở đào tạo về kỹ sư chế biến lâm sản như Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam với 02 chuyên ngành: Công nghệ Chế biến Lâm sản và Thiết kế chế tạo đồ mộc và nội thất. Trường Đại học Nông Lâm Thủ Đức với 01 chuyên ngành đạo tạo Công nghệ chế biến lâm sản và 5 trường công nhân kỹ thuật. Hiện nay có Tập đoàn Trường Thành mở Trung tâm đào tạo về chế biến gỗ không chỉ nhận đào tạo học viên trong nước mà còn đào tạo cho cả học viên người nước ngoàị

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ việt nam (Trang 91 - 96)