Lịch sử phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ việt nam (Trang 89 - 91)

6. Kết cấu của luận án

2.1.1. Lịch sử phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

Sự phát triển của ngành CNCBG cũng đã trải qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử đất nước. Thời kỳ Pháp thuộc, rừng VN chủ yếu khai thác phục vụ cho người Pháp nên khâu CBG hầu như không có. Cơ sở ban đầu của ngành CNCBG sau này là các nhà máy cưa xẻ, diêm, giấy và các làng nghề mộc còn đến ngày nay như Đồng Kỵ, Từ Sơn (Bắc Ninh), La Xuyên (Nam Định)…

Trong kháng chiến chống Pháp, ngành CNCBG chủ yếu phục vụ nhu cầu quốc phòng, giao thông vận tải, công nghiệp. Ngày 4/12/1954 Nhà nước bãi bỏ sở Mậu dịch, Tổng công ty Lâm thổ sản được thành lập và SX lâm nghiệp tác động lớn đến rừng. Đây là thời kỳ khôi phục KT đất nước nên mọi nguồn lực được tập trung phát triển kinh tế cải thiện nâng cao đời sống nhân dân và chi viện cho chiến trường Miền Nam. Gỗ tròn và gỗ xẻ trở thành một mặt hàng thuộc quản lý của Nhà nước và không được mua bán tự do trên thị trường[88].

Chỉ thị số 13/TTg ngày 3/1/1959 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sáp nhập bộ phận khai thác, phân phối các loại lâm sản của Tổng công ty Lâm thổ sản do Bộ nội thương quản lý vào Bộ Nông Lâm và giao cho Cục Lâm nghiệp quản lý. Các đơn vị SXKD gỗ và các SP gỗ chế biến được hình thành. Thời điểm này, chỉ có các xưởng gia công CBG chủ yếu của tư nhân tại Hà Nội và Hải Phòng. Đến năm 1959 các nhà máy CBG được đưa vào hoạt động như nhà máy Diêm Thống Nhất, nhà máy gỗ dán Cầu Đuống và nhà máy gỗ Vinh (Nghệ An). Đến tháng 4/1960, do sự chia tách Bộ Nông Lâm nên Tổng cục Lâm nghiệp được thành lập có chức năng quản lý và chỉ đạo các cơ sở CBG lâm sản. Nhận thức được sự quan trọng của ngành gỗ và CBG, Hội nghị Trung ương thứ 8 khóa III nhấn mạnh việc đưa ngành CNCBG thành ngành quan trọng nhất, nhiều nông trường, lâm trường được thành lập, sản lượng gỗ khai thác tăng nhanh, nhiều cơ sở CBG được hình thành trên diện rộng.

Trong kháng chiến chống Mỹ, số lượng các cơ sở SX đồng thời chú trọng trồng rừng nguyên liệu, SX chủ yếu phục vụ cho quốc phòng. Việc thay đổi đối tượng quản lý từ Bộ Nội thương; Bộ Nông Lâm; Cục lâm nghiệp…dẫn đến việc không thống nhất quan điểm và hình thức quản lý, thậm chí nhiều địa phương đã không bàn giao cơ sở CBG cho ngành Lâm nghiệp quản lý. Sau giải phóng đất nước, Bộ Lâm nghiệp được thành lập (1976) và Vụ công nghiệp rừng là cơ quan tham mưu của Bộ Lâm nghiệp về các hoạt động liên quan đến khai thác và CBG, cung ứng gỗ theo chỉ tiêu kế hoạch phục vụ cho phát triển KTXH.

Việc chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung sang cơ chế KT thị trường là bước ngoặt quan trọng với nhân dân cả nước và sự phát triển KTXH. Gỗ trở thành một loại hàng hóa thông thường được trao đổi và mua bán trên thị trường tự dọ Các liên hiệp chế biến và cung ứng lâm sản được hợp nhất thành các Tổng công ty SX và XNK lâm sản. Đến năm 1990, cả nước có 62 xí nghiệp CBG Trung ương và địa phương đáp ứng nhu cầu gỗ trong nước và XNK. Ngành CBG phát triển rộng khắp các địa phương nhưng các thành phần KT trong ngành không thực hiện theo kế hoạch về quy hoạch ngành, dẫn đến rừng bị khai thác và tàn phá nặng nề, làm kiệt quệ nguồn tài nguyên và phá hủy môi trường sống. Vì vậy, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành các Quyết định và chỉ thị quan trọng để bảo vệ rừng và phát triển ngành CNCBG.

Từ năm 1995 đến nay, sản lượng khai thác gỗ tự nhiên đã hạn chế rất nhiều, khuyến khích nhập khẩu gỗ cho SX đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời kêu gọi đầu tư trồng rừng nguyên liệu và bảo vệ môi trường sinh tháị Đến giai đoạn này, ngành CNCBG đã trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau cùng lịch sử đất nước. Ngành đã có những chuyển biến tích cực về lượng và chất: quy mô ngành mở rộng và phát triển; Đầu tư máy móc kỹ thuật và công nghệ cho SX phát triển; Tái cấu trúc tổ chức và đầu tư tài chính; Hình thành các cụm SX và CBG lớn trong cả nước; Quy hoạch các vùng trồng rừng nguyên liệu phục vụ SX và mong muốn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; Xây dựng các điều kiện vệ tinh cho SX và tiêu thụ cho ngành CNCBG và phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tính đến năm 2011 VN có khoảng 2.600 DNCBG, 96% tổng số DNCBG là DN ngoài

Nhà nước. Các SP gỗ không chỉ sử dụng trong nước mà còn XK với kim ngạch ngày một tăng với trên 3.000 mặt hàng khác nhaụ Năm 2004 đã XK trên 1,1 tỷ USD (tính theo giá FOB), năm 2007 giá trị XK trên 2,4 tỷ USD, năm 2010 giá trị XK trên 3,5tỷ USD. Hiện nay đồ gỗ VN có trên thị trường 120 nước trên thế giới, trong đó Mỹ là thị trường lớn nhất với giá trị nhập khẩu hơn 30% tổng giá trị đồ gỗ và lâm sản XK của VN, XK sang khối EU lớn thứ hai (giá trị nhập khẩu gần 30%), Nhật Bản đứng thứ ba (27% tổng giá trị XK) các SP từ gỗ VN đã đưa ngành CBG trở thành một trong 4 ngành SX có giá trị XK lớn nhất của VN. Đó là những đóng góp cho XH về SP, tạo nguồn thu nhập cho LĐ ở các vùng nông thôn của VN và trên 250 nghìn LĐ đang làm tại các cơ sở CBG. Sự phát triển CNCBG còn thúc đẩy hàng triệu gia đình nông dân nghèo ở nông thôn miền núi phát triển trồng rừng để cải thiện cuộc sống.

Tuy đạt được tốc độ phát triển khá cao, hoạt động SXKD của nhiều cơ sở CBG có nguy cơ phải đối mặt. Đó là sự thiếu hụt nguyên liệu dùng trong SX (80% nguyên liệu nhập khẩu), SP SX ra có chất lượng thấp (rất nhiều DN không áp dụng tiêu chuẩn SX), thiếu thông tin thị trường, SP khó tiêu thụ trên thị trường quốc tế do những cáo buộc sử dụng gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp, không tuân thủ một số điều Luật và thông lệ Thương mại của một số thị trường... Các biến động này không chỉ gây tổn hại cho người bỏ vốn SXKD, mà còn thiệt hại với những người làm thuê và người trồng rừng. Trên bình diện một quốc gia, các cơ sở CBG tạo việc làm cho hàng trăm ngàn người, vì thế cần những nghiên cứu chỉ ra khiếm khuyết cho các DN, tìm ra biện pháp giải quyết khoảng trống còn thiếu sót vì sự phát triển của ngành và cho nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ việt nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)