6. Kết cấu của luận án
2.2.1.1. Trình độ học vấn
Với 8 vùng kinh tế trong cả nước, duyên hải Nam trung Bộ là khu vực có số LĐTB trong một DN nhiều nhất gồm 6 tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh hòa trong đó Bình Định là tỉnh có số DNCNCBG nhiều nhất. Bình Định có các khu công nghiệp (KCN) Phú Tài, KCN Long Mỹ và khu KT Nhơn Hộị Cả ba KCN này đều có các DNCN với nhiều ngành nghề khác nhau nhưng chủ yếu là các DNCNCBG lâm sản và tập trung hầu hết tại KCN Phú Tàị Đây là KCN lớn nhất của tỉnh Bình Định có NNL tham gia LĐ và tạo ra khối lượng SP cũng như giá trị XK lớn của tỉnh Bình Định.
Theo số liệu của Ban quản lý khu kinh tế Bình Định, NNL trong DN của tất cả các ngành năm 2010 tại tỉnh là 21.789 người, riêng ngành CNCBG chiếm 17.657 người (81,03% tổng số NNL trong tất cả các DN mọi lĩnh vực hoạt động KT). Điều đó cho thấy ngành CNCBG tại Bình Định rất phát triển và thu hút được NNL làm việc trong những năm quạ
Nguồn: Điều tra của NCS 2011
Biểu 2.8. Tỷ lệ trình độ học vấn NNL các DNCNCBGVN
Về CLNNL thông qua số lượng NNL được đào tạo chuyên môn còn những hạn chế nhất định. NNL có trình độ đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) trong các DNCNCBG chỉ 4,4%, trình độ trung cấp khoảng 15,92% trong khi NNL có trình độ ĐH trong các DN của tất cả các ngành là 6,52%, trình độ trung cấp là 17,75%. Còn lại là LĐPT chiếm đại đa số và ngành CNCBG chiếm 79,64%. Tỷ lệ NNL nữ tham gia trong các DNCNCBG tương đối đông, TB khoảng 51,5%.
Bảng 2.8. Số liệu khảo sát về trình độ học vấn NNL các DNCNCBGVN Chỉ tiêu Tổng số Số nữ Trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH TC LĐPT
Số lượng NNL gián tiếp và trực
tiếp (người) 439 226 21 73 346
Tỷ lệ % 100 51,45 4,72 16,57 78,71
Thu nhập TB (ngàn đồng) 2715 3530 2710 1905
Nguồn: Điều tra của NCS 2011
Khi so sánh với NNL trong Tổng công ty Dầu VN, NNL có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH chiếm tới 47,67%. Riêng tỷ lệ NNL có trình độ ĐH và trên ĐH chiếm 40,75% và NNL có trình độ CĐ chưa đến 7% toàn bộ NNL Tổng công tỵ Số công nhân kỹ thuật có trình độ trung cấp và LĐPT chiếm 52,33% nhưng số công nhân có trình độ trung cấp chiếm 2,22%[57]. Như vậy, số LĐPT khoảng 50% và thấp hơn nhiều so với NNL trong các DNCNCBGVN. Điều này chứng tỏ NNL trong ngành CNCBG có trình độ học vấn thấp, LĐ chưa được đào tạo chuyên môn chiếm phần lớn và NNL đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp.
Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu hiệu quả hoạt động SXKD của các DNCNCBGVN
Chỉ tiêu Năm 2000 2005 2010 2011
Số LĐ trung bình/DN (người) 85 64 99 99
Nguồn vốn TB/DN (tỷ đồng) 5 7 7,6 7,6
Doanh thu thuần TB/LĐ (triệu đồng) 70 118 157 188 Thu nhập TB tháng/người (ngàn đồng) 712 1026 2524 2579
Nguồn: Viforest 2011 và Thực trạng DN-Tổng cục Thống kê 2011
Mức lương TB của NNL ngành CNCBG đạt khoảng 2,5 triệu đồng/người/tháng năm 2010. Tuy nhiên, công nhân SX trực tiếp là LĐPT thì mức tiền công, tiền lương nhận được hàng tháng thấp hơn. Thêm vào đó, hầu hết số LĐPT này không tham gia đóng bảo hiểm y tế, ký hợp đồng LĐ ngắn hạn. Chế độ trả công cho NNL ngành gỗ chưa thật sự thu hút được NNL có trình độ cao tham gia vào ngành.
Nếu sử dụng cơ cấu tỷ lệ tốt nghiệp ĐH, CĐ và trung cấp là một tiêu chí về chất lượng trí lực, ngành CNCBG không nằm ngoài tình trạng chung về cơ cấu không hiệu quả. Đặc biệt hơn, một ngành CN chế biến thì chắc chắn cần NNL kỹ thuật là những người làm việc trực tiếp trong các nhà xưởng. Tuy nhiên, trên thực tế sự chênh lệch về tỷ lệ đào tạo ở nước ta lại quá lớn. Trên thế giới TB 1 người tốt nghiệp ĐH, CĐ thì có 4 người tốt nghiệp trung cấp và 10 công nhân kỹ thuật. Ở VN tỷ lệ này là 1-1,16-0,92 (theo điều tra của diễn đàn kinh tế thế giới 2005). Riêng các ngành kỹ thuật, tỷ lệ này 1-4-7 (Thuỵ Điển); tỷ lệ 1-5-10 (Trung Quốc); VN hiện nay là: 1-2,5-0,5. Nguyên nhân nào khiến VN có con số chênh lệch lớn như vậy, làm mất cân đối NNL tham gia hoạt động KT và dẫn đến chất lượng NNL không caỏ So với tổng số khoảng 600 trường ĐH, CĐ trong cả nước, khoảng 30 trường có tham gia đào tạo về lâm sản và chế biến lâm sản nói chung nhưng không phải các trường đều có đào tạo về CNCBG. Có trường mới nâng cấp từ trung cấp thành CĐ và từ CĐ nâng lên thành ĐH. Đây là một con số rất khiêm tốn trong việc đào tạo NNL cho ngành chế biến lâm sản nói chung và ngành CNCBG nói riêng.