Văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ việt nam (Trang 73 - 78)

6. Kết cấu của luận án

1.3.2.6.Văn hóa doanh nghiệp

VH không được thể hiện dưới dạng hữu hình của vật chất nhưng tất cả các vật chất lại thể hiện và biểu hiện khía cạnh VH. Rất khó gọi thành tên cụ thể VH là gì, vì VH chính là giá trị tài sản vô hình của DN (tổ chức), là các quan niệm thể hiện ra trong các thói quen sinh hoạt và suy nghĩ, chi phối hành vi và tình cảm của con ngườị DN là tập hợp nhiều con người nên văn hóa DN là SP trong hành vi ứng xử của con người trong tổ chức và với các đối tượng hữu quan; Là hệ thống các giá trị được con người xác lập, xây dựng, gìn giữ, tôn thờ, chia sẻ và tạo thành mối quan hệ

chặt chẽ, khăng khít trong các hành vi ứng xử. Văn hóa DN còn thể hiện giá trị cốt lõi của DN, là dấu hiệu phân biệt DN này với DN khác, là “khuôn khổ” mà trong đó DN thực hiện các hành vi và tạo nên cái riêng, nét truyền thống của DN.

Với hầu hết DN Nhật Bản, nơi mà người LĐ làm việc suốt đời cho một DN và họ gìn giữ văn hóa DN theo kiểu gia đình. VH kiểu Nhật tạo ra không khí làm việc đầm ấm, các thành viên trong DN gắn bó và thân thiết với nhau, quan tâm chu đáo từ các cấp quản trị đến từng nhân viên, cho dù họ ở cương vị nàọ Vì trung thành và gắn bó cả đời cho một tổ chức nên NNL luôn được tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho việc học tập, nâng cao trình độ và phát triển bản thân [26][114].

Với các DN tại Mỹ và châu Âu nói chung, NNL không có xu hướng gắn bó với một tổ chức suốt đời như Nhật Bản mà luôn tìm kiếm nơi đem lại sự tự do, thoải mái, nhiều lợi ích và động cơ cá nhân, nhiều cơ hội thể hiện bản thân và sự thăng tiến. Mặc dù vậy, mỗi cá nhân đều rất tôn trọng VH của tổ chức, luôn duy trì và đề cao những thành quả của DN có được thông qua “hành lang” VH của DN [113]. Sự khác nhau giữa VH phương Đông và phương Tây cũng như sự khác nhau giữa VH truyền thống mỗi vùng và mỗi quốc gia làm tăng thêm bản sắc văn hóa riêng có của các DN. Vì VH là các “chế tài” điều chỉnh các hành vi của các thành viên trong DN nên chắc chắn CLNNL có ảnh hưởng từ VH. Nếu NNL của DN có trình độ học vấn cao, sự hiểu biết kiến thức KTXH thâm thúy, kết hợp với trình độ được đào tạo bài bản sẽ thể hiện được NNL có VH cao tương xứng với mức độ hiểu biết của họ, vì chính VH DN là yếu tố tạo nên sự khác biệt riêng có, xây dựng được uy tín và thương hiệu DN.

Dưới góc độ quản trị DN, cần coi VHDN là một chế tài áp dụng khi có những vi phạm về VH làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động SXKD, thương hiệu, uy tín hay hình ảnh của DN. VHDN có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của DN, bất kỳ DN nào nếu thiếu đi yếu tố VH, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức VH thì DN đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Nguồn lực của DN là con người mà VHDN là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Vì thế, khẳng định VHDN là tài sản vô hình nhưng được thể hiện ở phong cách lãnh đạo của các cấp quản trị DN và tác phong

làm việc của nhân viên, từ đó các nhà quản trị quan tâm hơn đến xây dựng và gìn giữ VHDN chứ không chỉ chú trọng đến lợi nhuận. Trong sự thành công của mỗi DN, nhất là ở các nước châu Á có dựa trên mối quan hệ cá nhân của người lãnh đạo và các nhân viên. Do đó, ngoài những yếu tố khách quan như tạo lập thị trường, lợi ích của người tiêu dùng, quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới… thì không thể không quan tâm đến VHDN và quản trị VHDN chính là quản trị DN được tốt hơn.

Như vậy, Từ việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến CLNNL trong các

DNCNCBGVN, tác giả xây dựng được mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến CLNNL trong các DNDNCBGVN (sơ đồ 1.1). Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến CLNNL các DNDNCBGVN để từ đó các DN có thể vận dụng, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại để CLNNL trong các DNCNCBG ngày càng được nâng caọ

Nguồn: Đề xuất của NCS 2012

Sơ đồ 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới CLNNL trong các DNCNCBGVN Những yếu tố bên ngoài

Xu thế hội nhập quốc tế Chính sách phát triển NNL của Việt Đặc điểm ngành CNCBG Việt Nam Nhu cầu thị trường lao động NGUỒN NHÂN LỰC - Trí lực - Thể lực - Tâm lực Đánh giá nguồn nhân lực

Giáo dục và đào tạo

Tuyển chọn nhân lực Điều kiện làm việc

Văn hóa DN Thù lao lao động

1.3.3. Những điểm mạnh và điểm yếu của nguồn nhân lực với ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

Những điểm mạnh

Mọi của cải trên thế giới này đều do trí tuệ và bàn tay con người tạo ra vì NNL là nhân tố quyết định sự thành công. Một DN hay một ngành càng có nhiều lợi thế càng chứng tỏ DN đó hay ngành đó có NNL có chất lượng cao và đã phát huy được những điểm mạnh của NNL, đồng thời khai thác cơ hội và khắc phục điểm yếu của bản thân NNL và DN trong ngành đó. Với NNL trong các DNCNCBG VN, đó là:

- Dễ thích nghi và và hòa nhập với môi trường mới trong sự hội nhập và toàn cầu hóa luôn có những thay đổi về mọi vấn đề kinh tế, XH. Con người VN dễ hòa đồng, vì vậy NNL trong ngành CNCBG cũng mang đậm nét văn hóa của người Việt, dễ thích nghi với môi trường làm việc, VH và những kiến thức KTXH của nhân loại; - Có nhiều cơ hội học tập kiến thức, nâng cao trình độ và hiểu biết khi có nhiều nền VH khác nhau trên thế giới du nhập vào VN, cũng là điều kiện thuận lợi cho các cá nhân thêm nhiều cơ hội tham gia học tập, tìm kiếm việc làm với chế độ đãi ngộ, thỏa đáng với mong muốn của bản thân; chính sách coi trọng đào tạo “là quốc sách hàng đầu” tạo cho NNL nhiều điều kiện và cơ hội học tập, phát triển bản thân. Ngành CNCBG không nằm ngoài quỹ đạo phát triển chung của quốc gia và thế giớị Vì thế, trong XH nhiều ngành nghề coi việc phát triển DN, nâng cao lợi thế cạnh bằng cách nâng cao sự hiểu biết, trình độ và kiến thức cho NNL. Cơ hội học tập và phát triển bản thân của NNL trong ngành CNCBG cũng được coi trọng;

- Ngành CNCBGVN có lịch sử hình thành và phát triển lâu, tạo ra nhiều thế hệ NNL có tâm huyết với nghề và truyền nghề cho thế hệ saụ Điều này tạo điều kiện cho các DN phát huy được những điểm mạnh truyền thống của ngành.

- Ngày nay, ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật nâng cao tỷ lệ tự động hóa trong hoạt động SX, nhất là các DN có đầu tư nước ngoài, trang bị dây chuyền SX tự động và hiện đại, công đoạn SX khép kín tăng lên và đòi hỏi trình độ NNL làm việc có trình độ tương ứng. Đó là cơ hội cho NNL trong các DNCNCBG hiện đại hóa môi trường làm việc, rèn luyện tác phong công nghiệp, VH ứng xử văn minh trong các hoạt động hàng ngày tại DN.

- Các chính sách để phát triển và nâng cao năng lực ngành CNCBG: Chiến lược phát triển Lâm nghiệp VN giai đoạn 2006 - 2020 được Chính phủ ban hành: Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007; Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp phát triển ngành CBG và XK SP gỗ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 69/2007/QĐ- TTg ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn định hướng đến 2020; Đề án “Bảo tồn và phát triển Lâm sản ngoài gỗ Quốc gia”, ngày 11 tháng 6 năm 2007 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Nhu cầu về SP gỗ công nghiệp, SP gỗ kết hợp với các vật liệu khác và các SP lâm sản ngoài gỗ của thị trường trong nước và quốc tế tăng mạnh tạo điều kiện phát triển, mở rộng trồng rừng SXKD và chế biến lâm sản. Đó là cơ hội làm tăng khối lượng SX và thu hút NNL cho ngành CNCBG, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho nền KT.

- XK đồ gỗ đang trở thành một trong các ngành hàng XK chủ lực của VN (dự kiến 2015: 4,2 tỷ USD và năm 2020: 7,5 tỷ USD) tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp bền vững [22, tr.3].

Những điểm yếu

- Xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa tạo ra nhiều luồng tư tưởng, VH và kiến thức khác nhau có thể gây hoang mang trong việc chọn kiến thức. Sự cạnh tranh giữa các luồng VH tạo nên sự xung đột trong tư tưởng, đôi khi tạo nên sự dao động và ảnh hưởng tới thái độ trong công việc của NNL.

- Tỷ lệ các cấp bậc đào tạo NNL cho ngành CNCBG chưa cân đốị Thông thường mô hình đào tạo NNL thuộc lĩnh vực kỹ thuật CBG ở một số nước trên thế giới là: Đại học, Cao đẳng/Trung học/Công nhân kỹ thuật=1/4/7 (ở Thuỵ Điển) hoặc tỷ lệ 1/5/10 (ở Trung Quốc). Trong khi tỷ lệ đó ở VN hiện nay là: 1/2,5/0,5. [22]

- Cơ cấu ngành nghề trong các DNCNCBG còn nhiều bất cập, hệ Công nhân kỹ thuật chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xẻ - mộc, các lĩnh vực khác như: Khoa học gỗ, Công nghệ ván nhân tạo, Công nghệ sấy và bảo quản lâm sản, Công nghệ trang sức và hoàn thiện sản phẩm, Máy và thiết bị chế biến lâm sản…chưa chú trọng đào tạọ Do đó, khả năng thích ứng với công việc thực tế của công nhân được đào tạo thấp.

- NNL là bậc thầy trong đó có các nhà giáo có chức danh GS, PGS giảm đáng kể. Mặc dù đội ngũ cán bộ trẻ đã được bổ sung song chưa kịp thời, chưa ngang tầm về kinh nghiệm, sự hiểu biết để gánh vác nhiệm vụ mớị Điều đó đã tạo nên thiếu hụt đội ngũ giảng viên và đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạọ [Phụ lục 1, 2]

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo còn nghèo nàn và lạc hậu, thiếu đồng bộ giữa các bộ môn gây ảnh hưởng đến kỹ năng nghề nghiệp và năng lực thực hành của đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo (đặc biệt đối với hệ Trung cấp nghề và Công nhân kỹ thuật).

- Chương trình đào tạo chưa hợp lý, nặng về lý thuyết, ít thực hành (đặc biệt ở khối trường ĐH, CĐ); Cơ cấu đào tạo các bộ môn để rèn kỹ năng chưa có sự gắn kết giữa lý thuyết với thực tế sản xuất. Phương pháp giảng dạy chưa được đổi mới, chưa thúc đẩy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Tài liệu giảng dạy: giáo trình, bài giảng, sách chuyên khảo… bằng tiếng Việt còn rất hạn chế, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo của các nhà trường [22, tr.3]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiện nay còn rất ít các trường đào tạo về CNCBG trong cả nước. Toàn quốc hiện khoảng 10 cơ sở đào tạo về chế biến Lâm sản. Do vậy, ngành CNCBG luôn thiếu NNL được đào tạo bài bản và có chất lượng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ việt nam (Trang 73 - 78)