Nghĩa và những đóng góp của luận án

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ việt nam (Trang 34 - 36)

5.1. Ý nghĩa lý luận

- Nghiên cứu đề tài là một quá trình vận dụng các PP nghiên cứu vào nhận diện một vấn đề đang được quan tâm trong sự phát triển KT một quốc gia nói chung và một ngành KT nói riêng, chính là việc chỉ ra trong một ngành KT đó chất lượng NNL hiện tại thể hiện năng lực cạnh tranh của một ngành và của đất nước.

- Qua việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích đề tài nhằm đóng góp thêm một phần lý luận về CLNNL cho một ngành, tác giả hy vọng sự đóng góp này làm phong phú thêm nguồn lý luận và kinh nghiệm cho sự tiếp cận và phân tích các công trình khoa học về CLNNL sau này của tác giả, đồng thời có thể giúp cung cấp thông tin cho những người nghiên cứu khoa học khác có quan tâm.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Ngành CNCBG là một trong những ngành kinh tế chủ lực trong XK và nhu cầu sử dụng NNL rất lớn nhưng hiện tại CLNNL thấp. Thực tế các DNCNCBGVN hầu hết có quy mô nhỏ và vừa, thậm chí rất nhỏ nên khả năng tự đào tạo trong DN yếụ Do đó, đề tài nghiên cứu làm sáng rõ thêm tình hình CLNNL của các DNCNCBG

hiện nay, đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới CLNNL và việc nâng cao CLNNL cho các DNCNCBGVN.

5.3. Những đóng góp mới của luận án

- Hệ thống hóa vấn đề lý luận về NNL và CLNNL;

- Đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá CLNNL làm thước đo về CLNNL trong các DNCNCBGVN. Từ các tiêu chí này, các nhà quản trị có thể giúp quản trị NNL có hiệu quả hơn, góp phần trong việc ra các quyết định quản trị NNL. Từ đó, CLNNL có thể được nâng lên trong các DNCNCBG, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, thương hiệu của chính các DN và ngành CNCBGVN.

- Phân tích rõ thực trạng CLNNL thông qua các thước đo về trí lực: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, thâm niên trong nghề; Về thể lực: sức khỏe và thể chất; Về tâm lực thông qua thái độ làm việc, khả năng chịu áp lực trong công việc... của NNL đang làm việc trong các DNCNCBG hiện đại VN;

Nghiên cứu NNL nhằm nâng cao CLNNL trong các DNCNCBG hiện đại Việt Nam, luận án đã chỉ rõ các yếu tố cấu thành chất lượng NNL và đã đề xuất hệ thống các tiêu chí đánh giá CLNNL áp dụng cho các DNCNCBG hiện đại Việt Nam.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu: thông qua việc chia chuỗi sản xuất thành các công đoạn trong quá trình nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu thực trạng CLNNL làm việc trực tiếp trong các khâu CBG trong các DNCNCBG hiện đại từ gỗ tự nhiên (gỗ tròn hoặc gỗ xẻ) và từ ván ép nhân tạo, từ đó đưa ra các nhóm giải pháp:

- Nhóm giải pháp nâng cao trí lực NNL

Đào tạo giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao trí lực NNL do đó, để nâng cao trí lực cần đặt trọng tâm nâng cao chất lượng công tác đào tạo NNL:

(1) Xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý kiến thức, kỹ năng, trình độ đào tạo nghề CBG;

(2) Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng ĐT nghề cho lao động kỹ thuật trong các DNCNCBGVN;

(3) Bổ sung giáo trình Công nghệ chế biến gỗ bằng tiếng Việt và trang thiết bị phục vụ đào tạo đồng bộ giữa các bộ môn;

(4) Phối hợp giữa DN và nhà trường để người học có điều kiện thực hành; (5) Đào tạo công nhân kỹ thuật hiện còn đang thiếu kiến thức về các chuyên sâu: Khoa học gỗ, Công nghệ ván nhân tạo, Công nghệ sấy và bảo quản lâm sản, Công nghệ trang sức và hoàn thiện sản phẩm, Máy và thiết bị chế biến lâm sản.

- Nhóm giải pháp nâng cao thể lực và tâm lực

+ Tạo động lực cho NNL nhằm nâng cao thể lực và tâm lực bằng cách:

(1) Tăng cường tiếp xúc và đàm phán thương mại mở rộng tạo cơ hội cho NNL học tập, hiểu biết về môi trường kinh doanh quốc tế;

(2) Sử dụng cán bộ Công đoàn chuyên trách trong cải thiện các chế độ thù laọ

+ Bố trí và sử dụng hợp lý NNL giúp nâng cao thể lực và tâm lực bằng cách:

(1) Giảm dần tỷ lệ lao động nữ;

(2) Luân chuyển công nhân kỹ thuật giữa khâu ra phôi và tinh chế; (3) Không sử dụng lao động phổ thông trừ lao động phụ máỵ

Tất cả các kết quả nghiên cứu và các giải pháp có thể dùng làm cơ sở hoạch định chiến lược NNL trong các DNCNCBGVN, làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu về CLNNL trong các DNCNCBGVN.

Mọi vấn đề đặt ra cho quá trình nghiên cứu, tác giả đều hy vọng có thể giải quyết được trọn vẹn, tuy nhiên không thể tránh được khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành có luận án hoàn thiện và sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)