6. Kết cấu của luận án
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Có rất nhiều bài viết, nghiên cứu liên quan đến CLNNL nói chung và NNL trong CNCBG. Tuy nhiên, hiện nay các tác giả đều chưa thống nhất việc dùng tiêu chí nào để đánh giá CLNNL. Chính vì chưa thống nhất nên luôn có tranh luận với nhiều luận điểm khác nhau, điều đó gây nên những mâu thuẫn nhất định trong quan điểm đánh giá CLNNL. Đặc biệt, NNL trong ngành CNCBGVN-một ngành công nghiệp SX chiếm một trọng số tương đối trong việc tạo ra giá trị SX và XK cho quốc giạ Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra hệ thống cụ thể các tiêu chí đánh giá CLNNL nói chung cũng như CLNNL trong CNCBGVN.
Theo cách đánh giá về CLNNL của PGS.TS. Phùng Rân thì năng lực hoạt động của NNL thuộc về chuyên môn của NNL[92]. Tuy khó khăn vất vả nhưng thông qua học tập, rèn luyện có thể đạt được và có thể đánh giá, điều chỉnh được dễ dàng. Còn tiêu chí thuộc về phẩm chất đạo đức tuy dễ nói nhưng lại rất khó đánh giá và điều chỉnh do có nhiều quan điểm khác nhau về đạo đức. Một người làm việc tại công sở rất chu toàn, hoàn thiện mọi vấn đề về công việc và giao tiếp. Tuy nhiên, về gia đình
và khu vực sinh sống, người đó không giao tiếp với ai, gia trưởng và áp đặt mọi việc với người trong gia đình, mọi người trong gia đình phải tuân thủ mọi nguyên tắc người đó đưa rạ Cuộc sống gia đình đó rất nặng nề và thiếu tiếng cười nói vui vẻ, hạnh phúc. Vậy có thể nói người đó có đạo đức hay không? Vì thế, quan niệm về đạo đức khác nhau tạo ra nhiều cách nhìn nhận, đánh giá về đạo đức cũng khác nhau nên không phải lúc nào cũng dễ dàng thống nhất được tiêu chí đánh giá về CLNNL.
Tác giả Paul Hersey của trường phái tâm lý học quản lý sử dụng các tiêu chí đánh giá CLNNL về trình độ học vấn và sự hiểu biết, kỹ năng và tính chuyên nghiệp, ý thức kỷ luật và trách nhiệm với công việc, sự trung thành thể hiện qua thâm niên trong tổ chức. Theo P.Hersey đó là sự sẵn sàng trong tiếp nhận và hoàn thành công việc của NNL trong thực hiện công việc của họ. Hầu hết các tác giả chủ yếu đề cập tới CLNNL được đánh giá thông qua trình độ NNL được đào tạo như các loại bằng cấp, chứng chỉ nghề nghiệp, bậc thợ, thâm niên trong công việc… mà không có một tài liệu nào chỉ ra CLNNL được đánh giá thông qua hệ thống tiêu chí cụ thể nàọ
Sau khi tham khảo các tài liệu về CLNNL, tác giả mạnh dạn đưa ra mô hình này với kỳ vọng đưa ra một hệ thống các tiêu chí để đánh giá khi nói về CLNNL ngành CNCBG, đặc biệt chú trọng đến NNL làm việc trực tiếp tại các nhà máy, các phân xưởng SX chế biến đồ mộc gia dụng hiện đại - một nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếu đối với bất kỳ một DNCBG nàọ Hệ thống này gồm ba nhóm tiêu chí lớn là trí lực, thể lực và tâm lực của NNL. Hệ thống tiêu chí này cần được xem xét trên góc độ quy mô và cơ cấu NNL đối với mỗi tiêu chí đánh giá CLNNL trong các DNCNCBG hiện đại Việt Nam.