6. Kết cấu của luận án
1.4. Mô hình nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát, NCS đã tập hợp được những ý kiến đóng góp từ nhiều góc độ khác nhau về các tiêu chí đánh giá CLNNL.
Dưới góc nhìn của các nhà quản trị các cấp trong DNCNCBG, đại diện cho cách đánh giá của DN cho rằng: CLNNL cần được đánh giá qua trình độ, kiến thức qua kỹ năng làm việc, mức độ thành thạo tay nghề, tinh thần làm việc hăng say hay lười biếng, thái độ tích cực: là LĐ kỹ thuật hay công nhân trong các phân xưởng, nhà máy đều phải biết nghe và tiếp thu sự hướng dẫn, biết phối hợp làm việc trong tổ/nhóm, không gây lộn và kích động tranh cãi trong tổ/nhóm… Đặc biệt, có nhà quản lý còn nhận định, một trong các tiêu chuẩn đánh giá về CLNNL còn cần đến gắn bó của NNL với DN. Những biểu hiện thông qua sự “nhảy việc” thường xuyên khiến cho biến động NNL diễn ra thường xuyên khiến cho việc quản lý thêm phần khó khăn vì tư tưởng không ổn định của NNL.
Dưới góc độ của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học được coi là các chuyên gia trong phân tích và đánh giá. Dựa trên quá trình nghiên cứu của bản thân họ để đưa ra những nhận định và gợi ý về các đặc điểm cần có của con người trong quá trình thực hiện công việc, các đặc điểm đó sẽ trở thành thang đo về CLNNL đó. Các đặc điểm đó bao gồm: trình độ chuyên môn (được đào tạo về nghề thế nào, ngắn hạn hay dài hạn); Trình độ tin học, ngoại ngữ; Trình độ lý luận chính trị và tư tưởng; Kỹ năng giải quyết công việc nhưng các nhà nghiên cứu lại không đưa một tiêu chí cụ thể nào biểu hiện cho kỹ năng, chỉ là câu hỏi NNL đó có thạo nghề không? Theo nhận định của NCS, mức độ lành nghề không đồng nghĩa, không tỷ lệ thuận với thâm niên làm việc của NNL; Mức độ chịu áp lực, sự thích nghi với môi trường và điều kiện làm việc; Thể lực với những biểu hiện vể chiều cao, cân nặng, sức khỏe phù hợp với đặc điểm của mỗi ngành nghề khác nhau; Sự trung thành gắn bó với DN và thâm niên công tác; Thái độ trong công việc và thái độ đối với các đồng nghiệp, bạn bè trong ứng xử; Phẩm chất đạo đức và tình cảm gắn bó cộng đồng; Khả năng hay năng lực giải quyết công việc của NNL, nhưng theo sự đánh giá của NCS, khả năng giải quyết công việc của con người chính là sự tích hợp từ kiến thức được học, sự nhận thức và hiểu biết các kiến thức KTXH khác nhau, tính cách con người, môi trường sống và làm việc… tạo nên năng lực của họ trong giải quyết công việc.
Dưới góc độ của chính người LĐ đang làm việc tại các DNCNCBG: khi được phỏng vấn và đóng góp ý kiến. Họ cho rằng để đánh giá về chính bản thân họ thì điều đầu tiên cần chú ý là tổ chức đã thực sự quan tâm đến họ chưả Ngoài những kiến thức được học bên ngoài DN, khi vào DN thì họ học được thêm gì? DN có tạo điều kiện thuận lợi cho họ học tập và làm việc không? Sự trợ giúp của DN về các phương tiện học tập và làm việc có tốt không? Có phù hợp với cơ thể và sức khỏe của họ không? Các chế độ tiền lương, tiền thưởng có xứng đáng với công sức và thời gian làm việc của họ đã bỏ ra không? Khi ốm đau có được nghỉ ngơi, hỗ trợ khám chữa bệnh không?... Khi DN có quan tâm và thể hiện sự quan tâm đó đối với họ thì mới xét đến sự nhiệt tình và trách nhiệm với công việc; Sự thử thách, những khó khăn trong công việc và điều kiện thực hiện công việc; Việc DN đòi hỏi trình độ cao nhưng mức thù lao tài chính hay phi tài chính không tương xứng thì cũng khó giữ
chân họ. Khi người LĐ “đứng núi này trông núi nọ” thể hiện việc di chuyển NNL từ DN này sang DN khác, từ ngành này sang ngành khác một phần do tư tưởng của họ không vững vàng, tính cách và trách nhiệm cá nhân chưa được tuyên truyền, giáo dục đầy đủ và có nguyên nhân từ các chế độ thù lao LĐ trong DN.
Nguồn: Đề xuất của NCS
Sơ đồ 1.2. Mô hình các tiêu chí đánh giá CLNNL trong các DNCNCBG hiện đại Việt Nam
Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát thu thập ý kiến từ nhiều góc nhìn khác nhau cùng với nhận định của bản thân mình. NCS đã sử dụng PP quy nạp và xây dựng mô Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong các DNCN CBG VN Trình độ chuyên môn Thể chất Chất lượng NNL trong các DNCN CBG VN Trí lực Tâm lực Thể lực Trình độ học vấn Thâm niên nghề Thái độ làm việc Sức khỏe Tâm lý làm việc và khả năng chịu áp lực công việc Kỹ năng
- Đào tạo nghề trước khi vào DN - Đào tạo nghề sau khi vào DN - Nghề
- Làm việc theo nhóm/độc lập - Thiết kế sản phẩm
- Hiểu biết hóa chất của ngành - Độ tuổi; - Chiều cao; - Cân nặng - Các bệnh thường gặp trong ngành - Tình trạng ốm đau
- Loại thuốc dùng khi ốm đau - Tần suất đi khám bệnh - Mức độ giảm cân - Nguyên nhân giảm cân - Tần suất sảy ra TNLĐ
- Mức độ sẵn sàng tăng ca
- Mức độ nhiệt tình nhận thêm việc khác - Mức độ tự chủ khi gặp khó khăn - Tần suất nghỉ làm
- Xin phép khi nghỉ làm - Tần suất đi làm muộn - Bỏ nơi làm việc trong giờ - Tiếp khách trong giờ làm - Tán gẫu trong giờ làm - Tranh cãi với đồng nghiệp
hình nghiên cứu, với mục tiêu hệ thống được các tiêu chí làm thước đo đánh giá CLNNL trong các DNCNCBG hiện đại tại VN.
Dựa vào các nghiên cứu trước, NCS phát triển và xây dựng thành mô hình các tiêu chí đánh giá chất lượng NNL trong các DNCNCBG hiện đại VN.
Các tiêu chí được NCS tổng hợp, kế thừa các nhà nghiên cứu trước gồm: (1) Về trí lực: (i) trình độ học vấn, (ii) trình độ chuyên môn, (iii) kỹ năng. (2) Về thể lực: sức khỏe được đề cập đến độ tuổi, chiều cao, cân nặng (3) Tâm lực: thái độ làm việc
Mô hình nghiên cứu này được tác giả nghiên cứu mục đích để áp dụng cho ngành CNCBGVN. Khả năng ứng dụng vào các ngành khác có được hay không, tác giả chưa có điều kiện khảo sát và thử nghiệm. Vì thế, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của người đọc.