6. Kết cấu của luận án
1.5.5. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh
doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
- Hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho phát triển ngành thông qua chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đặc biệt là đào tạo NNL.
- Đào tạo để nâng cao chuyên môn, tay nghề cho NNL luôn được quan tâm và tạo điều kiện cho NNL học tập, phát triển kỹ năng nghề cũng như phát triển NNL cho các DN.
- Các cuộc tiếp xúc và đàm phán thương mại mở rộng tạo cơ hội cho NNL học tập, hiểu biết về môi trường KD quốc tế nhằm nâng cao năng lực và khả năng ứng xử, giải quyết tình huống có thể xảy rạ Đặc biệt là sự hiểu biết pháp luật để có thể vận dụng trong các tranh chấp thương mại quốc tế.
- Áp dụng nhiều phương thức bán hàng, sử dụng nhiều loại kênh phân phối khác nhau kể cả tham gia với các tập đoàn xuyên quốc gia, thương mại điện tử là cơ hội cho NNL học tập và mở rộng kiến thức.
- Với số DN trong ngành có vốn đầu tư nước ngoài, cơ hội học tập nhiều nhưng đôi khi NNL chưa cố gắng trau dồi kiến thức. Mức độ lành nghề chưa là yếu tố cạnh tranh với quốc gia khác trong khu vực và trên thế giớị Đặc biệt là khả năng thiết kế
mẫu mã còn yếu, tài chính ít nên khả năng đầu tư vào công nghệ mớị Tỷ lệ NNL làm việc thủ công chiếm phần lớn và 80% NNL chưa qua đào tạo, NNL gián tiếp và LĐ kỹ thuật không hoàn toàn đúng chuyên môn. Các DN chủ yếu dạy lý thuyết, khâu thực hành trên thực tế rất hạn chế trước khi NNL làm việc chính thức.
Kết luận chương 1
Dựa trên một số kinh nghiệm trong quản lý, sử dụng và đào tạo để áp dụng vào phát triển NNL và nâng cao CLNNL cho các DN. Tham khảo và học tập các PP đào tạo nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT tại VN nhằm nâng cao CLNNL VN. Khi thực hiện chiến lược phát triển NNL nhất thiết phải triển khai cùng với chiến lược phát triển KTXH. NNL phải khỏe cả về thể chất và tinh thần. Không chỉ hoàn thiện về trình độ chuyên môn, đầy đủ kiến thức khoa học kỹ thuật công nghệ, tác phong chuyên nghiệp, NNL cần có ý thức tự lực, trách nhiệm cộng đồng, tôn trọng văn hóa truyền thống quốc giạ Sự hội nhập ngày càng sâu và rộng trên tất cả các mặt của cuộc sống, NNL VN phải thể hiện được trí tuệ của bản thân và sức mạnh dân tộc để tạo ra một cách nhìn nhận mới, một diện mạo mới cho người VN.
Thông qua các bài học kinh nghiệm nâng cao CLNNL, tác giả thấy nguồn gốc để NNL có chất lượng cao là GD&ĐT. Nguồn gốc nâng cao CLNNL phải bắt đầu từ đánh giá NNL để có căn cứ, cơ sở cho hệ thống thù lao LĐ, thù lao LĐ là nguồn gốc tạo động lực trong LĐ. Đánh giá sự thực hiện công việc của NNL có chuẩn mực hay không lại phụ thuộc vào tuyển dụng, bố trí công việc và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá trong quản trị NNL trong DN.
CLNNL bị tác động và ảnh hưởng từ nhiều yếu tố: có các yếu tố bên trong DN và cả yếu tố chủ quan của chính bản thân mỗi con người; có các yếu tố bên ngoàị NCS tập hợp thành sơ đồ hệ thống các yếu tố ảnh hưởng tới CLNNL trong sơ đồ 1.1. Từ việc tham khảo, nghiên cứu và khảo sát về NNL và CLNNL, tác giả đã xây dựng được mô hình hệ thống các tiêu chí đánh giá CLNNL trong các DNCNCBG hiện đại VN (sơ đồ 1.2). Tác giả hy vọng mô hình này có thể được ứng dụng làm phương tiện đánh giá về NNL trong các DNCNCBG hiện đại VN.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM 2.1. Khái quát ngành nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
2.1.1. Lịch sử phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
Sự phát triển của ngành CNCBG cũng đã trải qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử đất nước. Thời kỳ Pháp thuộc, rừng VN chủ yếu khai thác phục vụ cho người Pháp nên khâu CBG hầu như không có. Cơ sở ban đầu của ngành CNCBG sau này là các nhà máy cưa xẻ, diêm, giấy và các làng nghề mộc còn đến ngày nay như Đồng Kỵ, Từ Sơn (Bắc Ninh), La Xuyên (Nam Định)…
Trong kháng chiến chống Pháp, ngành CNCBG chủ yếu phục vụ nhu cầu quốc phòng, giao thông vận tải, công nghiệp. Ngày 4/12/1954 Nhà nước bãi bỏ sở Mậu dịch, Tổng công ty Lâm thổ sản được thành lập và SX lâm nghiệp tác động lớn đến rừng. Đây là thời kỳ khôi phục KT đất nước nên mọi nguồn lực được tập trung phát triển kinh tế cải thiện nâng cao đời sống nhân dân và chi viện cho chiến trường Miền Nam. Gỗ tròn và gỗ xẻ trở thành một mặt hàng thuộc quản lý của Nhà nước và không được mua bán tự do trên thị trường[88].
Chỉ thị số 13/TTg ngày 3/1/1959 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sáp nhập bộ phận khai thác, phân phối các loại lâm sản của Tổng công ty Lâm thổ sản do Bộ nội thương quản lý vào Bộ Nông Lâm và giao cho Cục Lâm nghiệp quản lý. Các đơn vị SXKD gỗ và các SP gỗ chế biến được hình thành. Thời điểm này, chỉ có các xưởng gia công CBG chủ yếu của tư nhân tại Hà Nội và Hải Phòng. Đến năm 1959 các nhà máy CBG được đưa vào hoạt động như nhà máy Diêm Thống Nhất, nhà máy gỗ dán Cầu Đuống và nhà máy gỗ Vinh (Nghệ An). Đến tháng 4/1960, do sự chia tách Bộ Nông Lâm nên Tổng cục Lâm nghiệp được thành lập có chức năng quản lý và chỉ đạo các cơ sở CBG lâm sản. Nhận thức được sự quan trọng của ngành gỗ và CBG, Hội nghị Trung ương thứ 8 khóa III nhấn mạnh việc đưa ngành CNCBG thành ngành quan trọng nhất, nhiều nông trường, lâm trường được thành lập, sản lượng gỗ khai thác tăng nhanh, nhiều cơ sở CBG được hình thành trên diện rộng.
Trong kháng chiến chống Mỹ, số lượng các cơ sở SX đồng thời chú trọng trồng rừng nguyên liệu, SX chủ yếu phục vụ cho quốc phòng. Việc thay đổi đối tượng quản lý từ Bộ Nội thương; Bộ Nông Lâm; Cục lâm nghiệp…dẫn đến việc không thống nhất quan điểm và hình thức quản lý, thậm chí nhiều địa phương đã không bàn giao cơ sở CBG cho ngành Lâm nghiệp quản lý. Sau giải phóng đất nước, Bộ Lâm nghiệp được thành lập (1976) và Vụ công nghiệp rừng là cơ quan tham mưu của Bộ Lâm nghiệp về các hoạt động liên quan đến khai thác và CBG, cung ứng gỗ theo chỉ tiêu kế hoạch phục vụ cho phát triển KTXH.
Việc chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung sang cơ chế KT thị trường là bước ngoặt quan trọng với nhân dân cả nước và sự phát triển KTXH. Gỗ trở thành một loại hàng hóa thông thường được trao đổi và mua bán trên thị trường tự dọ Các liên hiệp chế biến và cung ứng lâm sản được hợp nhất thành các Tổng công ty SX và XNK lâm sản. Đến năm 1990, cả nước có 62 xí nghiệp CBG Trung ương và địa phương đáp ứng nhu cầu gỗ trong nước và XNK. Ngành CBG phát triển rộng khắp các địa phương nhưng các thành phần KT trong ngành không thực hiện theo kế hoạch về quy hoạch ngành, dẫn đến rừng bị khai thác và tàn phá nặng nề, làm kiệt quệ nguồn tài nguyên và phá hủy môi trường sống. Vì vậy, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành các Quyết định và chỉ thị quan trọng để bảo vệ rừng và phát triển ngành CNCBG.
Từ năm 1995 đến nay, sản lượng khai thác gỗ tự nhiên đã hạn chế rất nhiều, khuyến khích nhập khẩu gỗ cho SX đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời kêu gọi đầu tư trồng rừng nguyên liệu và bảo vệ môi trường sinh tháị Đến giai đoạn này, ngành CNCBG đã trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau cùng lịch sử đất nước. Ngành đã có những chuyển biến tích cực về lượng và chất: quy mô ngành mở rộng và phát triển; Đầu tư máy móc kỹ thuật và công nghệ cho SX phát triển; Tái cấu trúc tổ chức và đầu tư tài chính; Hình thành các cụm SX và CBG lớn trong cả nước; Quy hoạch các vùng trồng rừng nguyên liệu phục vụ SX và mong muốn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; Xây dựng các điều kiện vệ tinh cho SX và tiêu thụ cho ngành CNCBG và phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tính đến năm 2011 VN có khoảng 2.600 DNCBG, 96% tổng số DNCBG là DN ngoài
Nhà nước. Các SP gỗ không chỉ sử dụng trong nước mà còn XK với kim ngạch ngày một tăng với trên 3.000 mặt hàng khác nhaụ Năm 2004 đã XK trên 1,1 tỷ USD (tính theo giá FOB), năm 2007 giá trị XK trên 2,4 tỷ USD, năm 2010 giá trị XK trên 3,5tỷ USD. Hiện nay đồ gỗ VN có trên thị trường 120 nước trên thế giới, trong đó Mỹ là thị trường lớn nhất với giá trị nhập khẩu hơn 30% tổng giá trị đồ gỗ và lâm sản XK của VN, XK sang khối EU lớn thứ hai (giá trị nhập khẩu gần 30%), Nhật Bản đứng thứ ba (27% tổng giá trị XK) các SP từ gỗ VN đã đưa ngành CBG trở thành một trong 4 ngành SX có giá trị XK lớn nhất của VN. Đó là những đóng góp cho XH về SP, tạo nguồn thu nhập cho LĐ ở các vùng nông thôn của VN và trên 250 nghìn LĐ đang làm tại các cơ sở CBG. Sự phát triển CNCBG còn thúc đẩy hàng triệu gia đình nông dân nghèo ở nông thôn miền núi phát triển trồng rừng để cải thiện cuộc sống.
Tuy đạt được tốc độ phát triển khá cao, hoạt động SXKD của nhiều cơ sở CBG có nguy cơ phải đối mặt. Đó là sự thiếu hụt nguyên liệu dùng trong SX (80% nguyên liệu nhập khẩu), SP SX ra có chất lượng thấp (rất nhiều DN không áp dụng tiêu chuẩn SX), thiếu thông tin thị trường, SP khó tiêu thụ trên thị trường quốc tế do những cáo buộc sử dụng gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp, không tuân thủ một số điều Luật và thông lệ Thương mại của một số thị trường... Các biến động này không chỉ gây tổn hại cho người bỏ vốn SXKD, mà còn thiệt hại với những người làm thuê và người trồng rừng. Trên bình diện một quốc gia, các cơ sở CBG tạo việc làm cho hàng trăm ngàn người, vì thế cần những nghiên cứu chỉ ra khiếm khuyết cho các DN, tìm ra biện pháp giải quyết khoảng trống còn thiếu sót vì sự phát triển của ngành và cho nền kinh tế quốc dân.
2.1.2. Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
CBG là quá trình chuyển hóa gỗ nguyên liệu dưới tác dụng của thiết bị, máy móc hoặc công cụ hóa chất để tạo thành các SP có hình dáng, kích thước, thành phần hóa học làm thay đổi hẳn so với nguyên liệu ban đầụ Kỹ thuật chế biến theo phương pháp cơ giới chủ yếu là kỹ thuật xẻ gỗ, sấy gỗ và bảo quản gỗ. Riêng công đoạn bảo quản gỗ là phần sử dụng nhiều chất hóa học để ngâm tẩm, xử lý và bảo quản gỗ. Gỗ mới khai thác có độ ẩm cao, công đoạn sấy chỉ là bước làm khô, muốn giữ gỗ có độ bền và đảm bảo chất lượng cho vòng đời SP gỗ phải có công đoạn ngâm tẩm để bảo
quản và gìn giữ chất lượng SP sau khi SX. Vào hai thập niên cuối của thế kỷ XX, có thời điểm các Tổng công ty đã xây dựng nhà máy CBG với quy mô nhà xưởng rất lớn, nhiều máy móc kỹ thuật nhưng đầu tư không định hướng và quy hoạch cụ thể, tư duy KD còn nhiều hạn chế, việc khai thác và nhập khẩu gỗ bừa bãi gây nên “cảm giác” sẵn có nguồn nguyên liệu cho SX.
Những năm gần đây, ngành CNCBGVN đã có những phát triển đáng kể, đặc biệt là CNCBG XK. Kim ngạch XK tăng lên và đồ gỗ VN hiện đang có mặt tại hơn 120 quốc gia khác nhaụ Số lượng DN tăng lên thu hút nhiều NNL tham gia LĐSX. Việc hình thành các cụm CNCBG đã giảm bớt sự phân tán của ngành. 3 cụm lớn là Bình Dương – TP.Hồ Chí Minh gồm các tỉnh miền Đông Nam Bộ, TP. HCM, Đồng Nai và Bình Dương; cụm Bình Định – Tây Nguyên gồm các tỉnh Tây nguyên và Nam Trung Bộ; cụm Hà Nội – Bắc Ninh gồm Hà Nội, Bắc Ninh và các tỉnh lân cận Hà Nộị Nếu chia theo vùng kinh tế: Miền Bắc có Đông Bắc, Tây Bắc, đồng bằng (ĐB) sông Hồng, Bắc Trung Bộ; Miền Nam có Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB sông Cửu Long. DNCBG phân bố không đều, tổng số khoảng 2600 DN thì Miền Nam chiếm 80%, Miền Bắc 20%. Khoảng 94% là DN ngoài Nhà nước, khoảng 70% các DN có quy mô nhỏ, công nghệ SX nhỏ và thậm chí còn lạc hậu, không có tiềm lực về vốn[83][91][105]. Ít DN đầu tư dây chuyền SX công nghệ cao, hiện đại nhập khẩu từ Đức hay Italia, chủ yếu các máy móc kỹ thuật được nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc. Một số công đoạn SX được thực hiện trên máy hoặc tự động hóa, nhưng phần bán tự động và thủ công chiếm phần lớn khối lượng công việc. Các DN lớn chủ yếu đóng trên vùng Đông Nam Bộ có mức độ tự động hóa cao hơn, mang tính chuyên nghiệp hơn. Nếu so sánh giữa các DN trong nước và các DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN có vốn trong nước hạn chế hơn về công nghệ, máy móc, tài chính và quan trọng hơn cả là NNL yếu hơn[122].
Hơn 420 DN có vốn đầu tư nước ngoài có lợi thế hơn hẳn các DN trong nước về tiềm lực tài chính và các nguồn lực khác. Đặc biệt là các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã đầu tư vào máy móc thiết bị và khoa học công nghệ hiện đại tương đối đồng bộ, tạo sự chênh lệch khả năng SX và cạnh tranh giữa các DN trong nước. Các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Trung Quốc là những đối thủ cạnh
tranh trực tiếp, mạnh với nguồn lực và sức sáng tạo dồi dào, là những rào cản đối với các DN trong nước. Thêm vào đó, các hành vi bảo hộ thương mại đưa ra ngày một tinh vi, buộc các DN phải tính tới các tiêu chuẩn đầu ra cho SP chặt chẽ hơn để giữ vững và nâng cao thị phần trên trường quốc tế.
Ngành CNCBGVN chủ yếu dành cho XK, với vị trí thứ 4 Đông Nam Á sau Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan, SP gỗ là 1 trong 10 mặt hàng XK chiến lược của đất nước. Tuy nhiên, khoảng 80% nguyên liệu cho SX lại từ nhập khẩu, diện tích rừng trồng cây gỗ nguyên liệu chủ yếu do các lâm trường quốc doanh và chính quyền các địa phương quản lý, khai thác. Khoảng 5 triệu ha đất rừng thì hơn 60% diện tích đó giao cho hộ gia đình, cá nhân quản lý. Diện tích để trồng rừng thật sự không nhiều do sử dụng sai mục đích đất rừng nên đất để trồng cây nguyên liệu cho ngành gỗ thật sự hiếm hoị Điều quan trọng để giữ được tốc độ tăng trưởng (khoảng hơn 30% trong những năm gần đây) đặt ra cho ngành gỗ trong những năm tới, không chỉ đầu tư cho thiết bị máy móc, cơ sở vật chất mà cần đầu tư cả vùng trồng nguyên liệu đầu vào để nâng cao lợi thế cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững[90].
Trong hoạt động của nền KT quốc dân có nhiều ngành sử dụng gỗ dưới dạng nguyên liệu hoặc vật liệụ Do đó, nguồn nguyên liệu gỗ trong nước được phân chia theo mục đích sử dụng, dựa vào yêu cầu kỹ thuật sử dụng gỗ và các đặc điểm cấu tạo, tính chất gỗ có khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra, thường có: gỗ dùng làm đồ mỹ nghệ, đồ mộc cao cấp, trạm khảm; Gỗ dán được chế biến từ cây nguyên liệu có độ dẻo, mịn cao, màu sắc tương đồng và cây ít lõi, khi bóc, lạng thì