Thù lao cho nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ việt nam (Trang 72 - 73)

6. Kết cấu của luận án

1.3.2.5.Thù lao cho nguồn nhân lực

Thù lao có ảnh hưởng rất lớn đến lựa chọn công việc, tình hình thực hiện công việc, chất lượng SP, hiệu quả hoạt động của DN. Mục tiêu cơ bản của thù lao là thu hút NNL giỏi, đáp ứng được yêu cầu công việc, gìn giữ và động viên NNL thực hiện công việc tốt nhất. Thù lao gồm thù lao cơ bản, các khuyến khích và các phúc lợị Tiền công hay tiền lương là khoản thù lao cố định NNL nhận được thường kỳ trong DN. Các khuyến khích là khoản thù lao ngoài tiền công hay tiền lương để động viên NNL làm tốt hơn. Các phúc lợi là phần thù lao gián tiếp trả cho NNL dưới dạng các hỗ trợ như lương hưu, bảo hiểm, các chương trình nghỉ ngơi giải trí... Ngoài ra, thù lao phi tài chính gồm mức độ hấp dẫn của công việc, yêu cầu và trách nhiệm khi thực hiện công việc, tính ổn định hay mức độ thách thức của công việc, cơ hội thăng

tiến, điều kiện làm việc, chính sách và lịch làm việc, bầu không khí nơi làm việc ... đều là sự đãi ngộ của DN với NNL.

Thông thường, những công việc được DN trả công cao thường trong các lĩnh vực tài chính, KD, luật sư, kiểm soát, dầu khí, viễn thông... và những lĩnh vực này cũng thu hút NNL có trình độ và chất lượng cao hơn. Sự trả công là một nhân tố quan trọng để lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, ảnh hưởng đến cuộc sống của NNL, liên quan đến chi phí mức sống tại mỗi khu vực dân cư, sự tích lũy, chi phí cho học tập và nâng cao trình độ NNL. Ngành CNCBG có mức trả công ít thu hút NNL so với các ngành khác trong nền kinh tế. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài trả công hấp dẫn hơn so với các DN có vốn thuần trong nước. Mức lương TB hàng tháng ngành CNCBG khoảng 2 triệu đồng/người/tháng (2010). Nếu tính riêng công nhân trực tiếp, trình độ LĐPT thì mức lương TB chỉ 1,0÷1,3 triệu đồng/người/tháng[91], thiệt thòi về nhiều mặt so với LĐ gián tiếp, ký hợp đồng LĐ ngắn hạn, không chế độ BHYT, BHXH, không được đào tạo chuyên nghiệp. Thêm vào đó, ngành CNCBG có tính thời vụ, những khi không mùa vụ SX thì LĐ này là người nghỉ việc đầu tiên. Vào mùa vụ SX lại xảy ra hiện tượng khan hiếm LĐ nên có hiện tượng di chuyển LĐ xảy ra khá phổ biến ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường LĐ, ảnh hưởng đến công tác đào tạo cho công nhân LĐ và ảnh hưởng đến CLNNL trong ngành. Chính vì vậy, một mặt là để bảo vệ quyền lợi chính mình thì bản thân người LĐ phải có ý thức nâng cao trình độ, nâng cao kỹ năng nghề và đòi hỏi quyền được hưởng các chế độ LĐ. Mặt khác, mỗi DN phải biết giữ uy tín, xây dựng thương hiệu cho DN thông qua các chế độ đãi ngộ, đào tạo và phát triển NNL để họ gắn bó trung thành với DN.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ việt nam (Trang 72 - 73)