Nguyên nhân dẫn tới thất bại thị trường

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vi mô khoa công nghệ thông tin (Trang 149 - 150)

Nền kinh tế thị trường hoạt động một cách có hiệu quả trên cơ sở tương tác giữa các lực lượng cung cầu. Sự tương tác này xác định ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi ích và người sản xuất theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Họ tương tác với nhau để hình thành giá và sản lượng cân bằng đối với các loại hàng hóa và dịch vụ.

Hình 7.1: Cân bằng cung cầu

P

S = MC Pe E

D = MB 0 Qe Q

Hình 7.1 minh họa hoạt động của thị trường thông qua sự tương tác của hai lực lượng cung cầu. Đường cung biểu diễn chi phí cận biên của người sản xuất và đường cầu minh họa lợi ích cận biên của người tiêu dùng. Tại trạng thái cận bằng E, giá của hàng hóa là Pe và lượng hàng hóa là Qe. Mức giá cân bằng cho biết lợi ích cận biên và chi phí cận biên bằng nhau. Người tiêu dùng và người sản xuất cùng đạt được mục tiêu của họ.

Tuy nhiên, không phải lúc nào kết quả do thị trường mang lại cũng là tối ưu nhất đối với toàn xã hội. Khi thị trường tự do tạo ra các kết quả mà xã hội không mong muốn, chúng ta gọi đó là thất bại của thị trường.

Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là sự phân bổ có hiệu quả các nguồn tài nguyên khan hiếm của xã hội. Trong kinh tế học, chuẩn mực chung về hiệu quả phân bổ là hiệu quả Pareto. Hệu quả Pareto đạt được trong điều kiện thị trường cạnh

tranh hòn hảo. Một sự phân bổ đạt hiệu quả Pareto khi chi phí cận biên của sản xuất của mọi hàng hóa bằng với lợi ích cận biên của chúng đối với người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vi mô khoa công nghệ thông tin (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w