Cân bằng thị trường không phải là một trạng thái vĩnh cửu mà nó có thể thay đổi khi các yếu tố của cung và cầu thay đổi. Các yếu tố đó thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường cung và đường cầu. Kết quả là trạng thái cân bằng mới được thiết lập. Chúng ta xét ví dụ về thị trường thịt lợn và xem các tình huống cụ thể sau:
- Tác động của sự dịch chuyển của cầu
Giả sử giá thịt bò tăng lên từ 80.000đ/kg đến 90.000đ/kg, lúc đó người tiêu dùng sẽ mua nhiều thịt lợn hơn vì thịt lợn là hàng hoá thay thế cho thịt bò. Kết quả là cầu của thịt lợn dịch chuyển từ D1 đến D2. Tại mọi mức giá người tiêu dùng muốn mua nhiều thịt lợn hơn trước. Cụ thể, giá cân bằng ban đầu của thịt lợn là P1 và lượng cân bằng là Q2. Bây giờ giá cân bằng mới sẽ là P2 và lượng cân bằng mới là Q2. Kếtquả của sự tăng cầu là giá và sản lượng đều tăng. Ở đây, giá thịt bò tăng làm dịch chuyển đường cầu và sự vận động dọc theo đường cung.
Như vậy: Khi tăng cầu sẽ dẫn đến tăng cả giá cân bằng và lượng cân bằng và ngược lại, khi giảm cầu sẽ dẫn đến giảm cả giá cân bằng và lượng cân bằng.
Hình 2.15. Cơ chế hình thành giá khi cầu thay đổi
P S
P2 E2 P1
0 Q1 Q2 Q - Tác động của sự dịch chuyển đường cung
Lúc này, chúng ta lại giả sử giá thịt bò không thay đổi, còn giá thức ăn cho lợn tăng lên. Việc chăn nuôi lợn sẽ có chi phí cao hơn trước do đầu vào tăng lên vì vậy mà người sản xuất có xu hướng cắt giảm sản xuất làm cho lượng cung giảm. Kết quả, đường cung thịt lợn sẽ dịch chuyển lên trên từ S đến S1 (hình 2.16). Tại mọi mức giá, các hãng bây giờ đều muốn cung ít hơn so với khi giá cám chưa tăng. Tại mức giá cân bằng ban đầu của thịt lợn là P0 và người tiêu dùng vẫn muốn mua Q0, nhưng khi giá cám đắt lên, các hãng chỉ muốn cung một lượng Q1. Do đó, lượng cung dư sẽ là Q0 - Q1. Sức ép thị trường sẽ làm cho giá tăng lên đến trạng thái cân bằng mới là P1 và lúc đó sản lượng cân bằng mới sẽ là Q1. Như vậy, sự tăng giá của thức ăn cho lợn đã làm cho giá cân bằng tăng lên từ P0 đến P1 nhưng lại làm giảm lượng cân bằng từ Q0 đến Q1. Trong trường hợp này đường cung dịch chuyển gây ra sự vận động dọc theo đường cầu.
Hình 2.16. Cơ chế hình thành giá khi cung thay đổi
P S1 P1 E1 S
P0 E
D 0 Q1 Q0 Q
Tóm lại: Sự tăng cung làm sản lượng cân bằng tăng nhưng giá cân bằng giảm. Khi giảm cung dẫn đến giá cân bằng tăng nhưng lượng cân bằng lại giảm.
Đó là sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu, vậy còn sự thay đổi của cả đường cung và đường cầu thì sao?
- Sự thay đổi của cả cung và cầu
Trong thực tế các nhân tố của cả cung và cầu đều có thể thay đổi và do đó trạng thái cân bằng của thị trường cũng luôn thay đổi.
Hình 2.17 Cơ chế hình thành giá khi cả cung và cầu thay đổi
P D1 D2 S1 P1 E1 S2
P2 E2
0 Q1 Q2 Q
Ví dụ: Thị trường máy tính; Thực tiễn cho thấy trong những năm qua, cầu đối
với máy tính tăng lên rất nhiều, điều đó có thể minh họa bằng sự dịch chuyển đường cầu từ D1 đến D2. Tuy nhiên, giá của máy tính lại giảm xuống rất nhanh vì cung cũng tăng từ S1 đến S2. Nguyên nhân chủ yếu của cung tăng là do công nghệ sản xuất máy tính được hoàn thiện rất nhiều và ngày càng nhiều hãng sản xuất máy tính ra đời. Kết quả là giá cân bằng của máy tính giảm và lượng cân bằng tăng lên.
Tóm lại, một sự thay đổi của một yếu tố nào đó của cầu hoặc của cung hoặc sự thay đổi của các yếu tố đồng thời sẽ làm dịch chuyển đường cầu, đường cung. Kết quả của sự dịch chuyển đó là sự thay đổi của trạng thái cân bằng. Để mô tả sự tác động của sự thay đổi các yếu tố đó chúng ta so sánh giá và sản lượng cân bằng ban đầu với giá và sản lượng cân bằng mới.