Khái niệm thị trường

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vi mô khoa công nghệ thông tin (Trang 112 - 113)

Chúng ta có thể chia các đơn vị kinh tế thành hai nhóm lớn theo chức năng người mua và người bán:

+ Người mua gồm có người tiêu dùng- tức người mua hàng hóa và dịch vụ và các doanh nghiệp tức người mua vốn vật chất, nguyên vật liệu và thuê công nhân để sản xuất hàng hoá và dịch vụ.

+ Người bán gồm các doanh nghiệp bán hàng hoá và dịch vụ của họ: công nhân là những người cung ứng dịch vụ lao động, những người cho thuê đất.

Hầu hết mỗi người mua và hầu hết các doanh nghiệp vừa là người mua vừa là người bán tác động qua lại để tạo thành thị trường. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thị trường, chúng ta có thể gặp một số quan niệm phổ biến sau:

- Thị trường là sự biểu thị ngắn gọn của quá trình mà nhờ đó các quyết định của các hộ gia đình về việc tiêu dùng các hàng hoá khác nhau, các quyết định của doanh nghiệp về sản xuất cái gì như thế nào, các quyết định của công nhân về làm việc bao lâu, cho ai được điều hoà bởi sự điều chỉnh giá cả.

- Thị trường là tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ .

- Thị trường là một khuân khổ vô hình trong đó người này tiếp xúc với người kia để trao đổi một thứ gì đó khan hiếm và trong đó họ cùng xác định giá và số lượng trao đổi.

Qua những khái niệm trên chúng ta có thể thấy rằng; trong một vài trường hợp người mua và người bán có thể gặp gỡ nhau trực tiếp tại các địa điểm cố định như các thị trường hàng hoá tiêu dùng: quần áo, rau quả... Hoặc trong một số trường hợp khác nhau như trong các thị trường chứng khoán mọi công việc giao

dịch có thể diễn ra qua điện thoại, qua vô tuyến bằng cách điều khiển từ xa... Nhưng một điều chung nhất đối với các thành viên tham gia vào thị trường là tìm cách tối đa hoá lợi ích kinh tế của mình. Người bán (thường là các hãng sản xuất) muốn bán được sản phẩm của mình để thu lợi nhuận lớn nhất, người mua (thường là người tiêu dùng) với lượng tiền có hạn của mình muốn thu được sự thoả mãn lớn nhất về sản phẩm mà họ mua.

Như vậy, chính sự tác động qua lại giữa người mua và người bán sẽ xác định được gía cả của từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể đồng thời cũng xác định được số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm cần sản xuất ra và qua đó sẽ xác định được việc sử dụng các nguồn lực tài nguyên có hạn của xã hội nói chung. Đây chính là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hoạt động thực tế của thị trường rất phức tạp, khác nhau chủ yếu phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản như: số lượng, quy mô sức mạnh thị trường của các nhà sản xuất và người mua.

Cơ chế thị trường là xu hướng cân bằng cung cầu (có nghĩa là giá sẽ chuyển dịch tới mức thị trường ổn định (giá cân bằng), do đó sẽ không xảy ra cung vượt quá hoặc cầu vượt quá.

Tóm lại: Thị trường là tập hợp người mua và người bán có tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi.

- Đặc điểm chung của người mua và người bán khi tham gia vào thị trường là

luôn tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình (người sản xuất: lợi nhuận, người tiêu dùng: lợi ích hay độ thỏa dụng) khi tiêu dùng hàng hóa - dịch vụ.

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vi mô khoa công nghệ thông tin (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w