Tuỳ theo tiêu chí phân loại mà có các loại hình doanh nghiệp sau:
- Theo ngành kinh tế kỹ thuật: Doanh nghiệp nông nghiệp, công nghiệp, nông lâm. Thương mại – dịch vụ, vận tải, du lịch, kinh doanh tiền tệ.
- Theo cấp quản lý: Doanh nghiệp do trung ương quản lý, doanh nghiệp do địa phương quản lý.
- Theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tập thể (hợp tác xã), doanh nghiệp tư nhân (DNTNHH một thành viên, doanh nghiệp liên doanh (liên doanh giữa Nhà nước với nhà nước, nhà nước với tư nhân, nhà nước với tư nhân nước ngoài).
- Theo quy mô sản xuất kinh doanh: doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ dựa trên các cơ sở như: tổng giá trị sản phẩm, lượng lao động, số vốn, tổng lãi/năm. Hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình phổ biến vì nó phù hợp với quy mô, công nghệ sử dụng lao động chưa qua đào tạo.
- Theo trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp: doanh nghiệp thủ công, cơ khí, bán cơ khí, bán tự động.
Nếu tổng hợp các căn cứ thì một doanh nghiệp có thể vừa ở loại hình danh nghiệp này đồng thời cũng có thể ở loại hình doanh nghiệp khác.
* Các doanh nghiệp đều có các đặc điểm chung như sau:
- Thành lập, hoạt động, phá sản theo quy định của luật doanh nghiệp
- Có quyền bình đẳng trước pháp luật Nhà nước trong sản xuất kinh doanh: tự do quyết định ba vấn đề: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai?
- Được quản lý theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. - Nhiệm vụ và quyền lợi của doanh nghiệp luôn gắn liền với nhau.