Điểm cân bằng trên thị trường lao động do tác động của cung và cầu về lao động. Trạng thái cân bằng này xác định mức tiền công lao động và lượng lao động được sử dụng trong một ngành hay một thị trường nhất định.
Hình 6.4 Cân bằng trên thị trường lao động
Hình 6.4 cho thấy: sự cân bằng trên thị trường lao động đối với một ngành nhất định. Đường cầu về lao động DL dốc xuống và đường cung lao động SL dốc lên. Điểm E là điểm cân bằng trên thị trường lao động xác định mức thuê công nhân L0 và mức tiền công W0. Giả sử giá cả là cố định trong mọi ngành khác.
Sự thay đổi mức tiền công của ngành chính là yếu tố thu hút lao động từ ngành khác: Việc tăng tiền công trong một ngành sẽ lan ra các ngành khác. Công nhân bị lôi kéo do việc tăng tiền công ở các nơi khác. Làm cho đường cung lao
W SL W0 E0 DL 0 L L0
động của ngành dịch chuyển sang trái khi tiền công tăng trong các ngành khác. Quá trình dịch chuyển đường cung, đường cầu về lao động sẽ tạo ra các điểm cân bằng mới. Đó chính là sự điều chỉnh cân bằng trên thị trường lao động.
Hình 6.4: Sự thay đổi điểm cân bằng trên thị trường lao động
Việc tăng tiền công trong một ngành sẽ lan ra các ngành khác. Công nhân bị lôi kéo do việc tăng tiền công ở các nơi khác, làm cho đường cung về lao động của ngành dịch chuyển sang trái. Quá trình dịch chuyển đường cung, đường cầu về lao động sẽ tạo ra các điểm cân bằng mới. Đó chính là sự điều chỉnh cân bằng trên thị trường lao động.
Ở đây chúng ta cần quan tâm đến mức lương tối thiểu:
Tiền công tối thiểu của một yếu tố sản xuất là tiền trả tối thiểu để lôi cuốn yếu tố này vào làm một công việc nào đó.
Mức tiền công tối thiểu có hiệu quả thường cao hơn tiền công cân bằng trên thị trường và gây ra một bộ phận lao động bị thất nghiệp.
Hình 6.5 Tiền công tối thiểu trên thị trường lao động
W S’L SL W2 E2 W0 E0 W1 E1 DL D’L 0 L1 L2 L0 L W A B SL wmin w0 E0 0 L1 L0 L2 L
Để thuê một lượng lao động cần thiết L0 cần đưa ra mức lương hấp dẫn w0. Quy định mức lương tối thiểu wmin lớn hơn tiền công cân bằng sẽ làm cho thị trường lao động của ngành mất cân bằng. Lượng cung ứng lao động là L2 nhưng lượng cầu lao động là L1 sẽ xuất hiện lượng lao động dư thừa L2 – L1. Tình trạng này kéo dài dần đến một lượng lao động không có việc làm và buộc phải thất nghiệp. Các quyết định về tiền công tối thiểu có thể giải thích được sự thất nghiệp bắt buộc đối với những công nhân làm việc giản đơn. Đây chính là những hạn chế của quy định tiền công tối thiểu bên cạnh việc đảm bảo lợi ích cần thiết cho người lao động.