Thặng dư người tiêu dùng

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vi mô khoa công nghệ thông tin (Trang 59 - 62)

Các khái niệm lợi ích (U), lợi ích cận biên (MU) và quy luật lợi ích cận biên giảm dần đóng vai trò rất quan trọng trong phân tích của chúng ta về hành vi người tiêu dùng, nó không chỉ giải thích vì sao người ta lại mua một hàng hoá, dịch vụ

cũng như khi nào thôi mua chúng vào thời điểm nào đó, mà còn giúp chúng ta hiểu rõ thêm khái niệm, ý nghĩa và phương pháp xác định thặng dư người tiêu dùng (CS). Người tiêu dùng đạt trạng thái cân bằng bằng cách gia tăng mua một sản phẩm cho đến khi giá trị lợi ích mà họ gán cho một đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng với mức giá sản phẩm đó. Do đó, người tiêu dùng sẽ được lợi khi hạ giá, khoản lợi này được gọi là thặng dư của người tiêu dùng.

Thặng dư của người tiêu dùng là khoản chênh lệch giữa giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả với giá thị trường.

Ví dụ: Bạn đi ăn kem, giá thị trường là 1.000 đồng thể hiện là đường nằm

ngang (P*), nó phản ánh chi phí cận biên của người tiêu dùng. Trong trạng thái rất khát nước, bạn sẵn sàng trả 4.000 đồng cho cốc kem thứ nhất, với 3.000 đồng phản ánh lợi ích cận biên của người tiêu dùng khi tiêu dùng cốc kem thứ nhất và được thể hiện bằng toàn bộ ô chữ nhật ứng với cốc kem thứ nhất. Nhưng trên thực tế người tiêu dùng chỉ phải trả 1.000 đồng/cốc theo giá thị trường được thể hiện bằng ô chữ nhật để trống ứng với cốc kem thứ nhất. Do vậy, người tiêu dùng sẽ được hưởng khoản thặng dư là 3.000 đồng/cốc. Người tiêu dùng sẽ mua đến cốc kem thứ ba, không mua cốc thứ tư vì đối với bạn nó chỉ đáng giá 500 đồng.

Thặng dư người tiêu dùng xuất hiện do người tiêu dùng hưởng lợi nhiều hơn mức họ phải trả. Người tiêu dùng là người tối đa hóa lợi ích, nên anh ta sẽ mua nước cho đến khi lợi ích cận biên của cốc nước cuối cùng bằng với chi phí cận biên của nó (giá thị trường).

Đó là thặng dự của một người tiêu dùng, vì đường cầu của thị trường là tổng cộng của các đường cầu cá nhân nền chúng ta có thể áp dụng khái niệm thặng dư tiêu dùng cho toàn bộ thị trường.

Hình 3.3a: Đường cầu và thặng dư tiêu dùng của người tiêu dùng P 4.000 D = MU 3.000 2.000 1.000 P* 0 1 2 3 4 Cốc kem

Trên đồ thị thặng dư người tiêu dùng (CS) được biểu diễn bằng khoảng diện tích nằm bên dưới đường cầu và trên mức giá.

Công thức tính: CS = 2 1

[(PMAX - P*)*Q*]

Hình 3.3b: Đường cầu và thặng dư tiêu dùng của thị trường

P PMax

P* P = MU

0 Q

Ví dụ: Tính thặng dư tiêu dùng khi có hàm cầu QD = 10 – 0,4P và giá thị trường là P* = 5 (nghìn đồng/sản phẩm).

Tính lượng cân bằng bằng cách thay giá trị P = 5 vào phương trình hàm cầu ta được: Q = 8

Xác định Pmax bằng cách: cho QD = 0 thì Pmax= 25

Thay các giá trị vừa tìm được vào công thức: CS =21 [(PMAX - P*)*Q*] ta được: CS =

2 1

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vi mô khoa công nghệ thông tin (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w