Sản xuất với một đầu vào biến đổi (lao động)

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vi mô khoa công nghệ thông tin (Trang 87 - 92)

- Trong quá trình sản xuất với một yếu tố đầu vào thay đổi người ta thường hay nghiên cứu các trường hợp: vốn cố định lao động thay đổi hoặc ngược lại.

- Trong quá trình sản xuất với một yếu tố đầu vào thay đổi, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến năng suất bình quân và năng suất cận biên của chính yếu tố thay đổi để ra các quyết định sử dụng lượng yếu tố đầu vào thay đổi một cách có hiệu quả nhất, bởi vì mọi quá trình sản xuất đều chịu sự tác động của quy luật hiệu suất giảm dần.

Sản xuất với một đầu vào biến đổi cho biết ảnh hưởng của sự thay đổi một yếu tố đầu vào đối với sự thay đổi mức sản lượng đầu ra trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Năng suất bình quân (sản phẩm bình quân) (AP)

Năng xuất bình quân (sản phẩm bình quân) là số lượng sản phẩm tính trên một đơn vị yếu tố sản xuất tạo ra: AP = Q/f(K,L)

Năng suất bình quân của lao động (APL) là số lượng sản phẩm bình quân của

APL = =

L Q

Ví dụ: Có 5 lao động tạo ra 15 chiếc áo trong một ngày. Vậy, năng suất lao

động bình quân là 15/5 = 3 ( chiếc áo).

Năng suất (sản phẩm) cận biên (MP)

Khi nghiên cứu năng suất biên chúng ta coi các yếu tố sản xuất khác chẳng hạn như máy móc, thiết bị … là cố định và xem xét mối quan hệ giữa số lượng lao động và sản lượng hàng hóa được sản xuất ra.

Năng suất cận biên của một yếu tố sản xuất (MP) là số lượng sản phẩm được sản xuất thêm khi tăng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào:

MP =

Sản phẩm biên của lao động (MPL) là số đầu ra được sản xuất thêm khi số lao động đầu vào tăng một đơn vị.

MPL = =

L Q

∆ ∆

Trong đó: MPL: năng suất cận biên của lao động ∆Q: thay đổi của tổng sản lượng ∆L: thay đổi của lượng lao động

Số đầu ra Số lao động đầu vào

Số thay đổi đầu ra

Số thay đổi của lao động Thay đổi của tổng sản lượng

Ví dụ: Giả định một doanh nghiệp sử dụng lao động và vốn được tổng hợp

theo bảng 4.1 sau:

Biểu 4.1: Sản xuất với một đầu vào biến đổi (lao động).

L K Q AP(Q/L) MPL (Q/L) 0 10 0 - - 1 10 10 10 10 2 10 30 15 20 3 10 60 20 30 4 10 80 20 20 5 10 95 19 15 6 10 108 18 13 7 10 112 16 4 8 10 112 14 0 9 10 108 12 - 4

Ta thấy, tổng số đầu ra có thể sản xuất được với những tổng số lao động khác nhau và với một số vốn cố định là 10 đơn vị (cột thứ nhất cho thấy tổng số lao động, cột thứ hai cho thấy tổng số vốn cố định và cột thứ ba cho thấy đầu ra). Khi số lao động đầu vào là 0, số đầu ra cũng là 0. Sau đó, cho đến khi số lao động đầu vào tăng tới mức là 8 đơn vị, số đầu ra tăng vì số lao động đã được gia tăng. Vượt quá điểm ấy, tổng số đầu ra giảm sút: trong khi lúc đầu mỗi đơn vị lao động có thể lợi dụng được lợi thế lớn hơn của máy móc và thiết bị hiện có, thì sau một điểm nào đó, số lượng lao động tăng thêm không còn có ích nữa và có thể là phản tác dụng (năm người có thể vận dụng một dây truyền sản xuất tốt hơn hai người, nhưng mười người có thể đi theo các phương cách khác nhau).

Năng suất cận biên của lao động tùy thuộc vào tổng số vốn được sử dụng. Nếu số vốn đầu vào tăng thì năng suất cận biên của lao động cũng sẽ tăng lên. Nhưng cũng như năng suất bình quân, năng suất cận biên chỉ tăng trong thời gian đầu, rồi sau đó giảm dần, và trong ví dụ này nó bắt đầu giảm từ đơn vị lao động thứ tư.

Chúng ta thể hiện chúng qua đồ thị hình 4.1. Hình 4.1 ta thấy số đầu ra tăng cho tới khi mức đầu ra là 112 ở mức 8 đơn vị lao động, rồi sau đó giảm. Vượt qua

mức 8 đơn vị lao động thì không còn hiệu quả nữa. Mô tả đường năng suất bình quân và năng suất cận biên của lao động luôn là dương khi số đầu ra tăng dần và âm khi số đầu ra giảm dần. Đường năng suất bình quân và năng suất cận biên của lao động có liên quan chặt chẽ với nhau.

- Mối quan hệ giữa APL và MPL + Khi APL > MPL thì APL tăng dần + Khi APL < MPL thì APL giảm dần + Khi APL = MPL thì APL đạt cực đại - Mối quan hệ giữa MP và Q (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khi MP > 0 thì Q tăng dần + Khi MP < 0 thì Q giảm dần + Khi MP = 0 thì Q đạt cực đại Hình 4.1 Quan hệ giữa APL, MPL, và Q Q 112 Q* Đường tổng 80 sản phẩm 60 0 1 2 3 4 6 8 9 L Q 30 APL 20 10 MPL 0 1 2 3 4 6 8 L

Năng suất cận biên của bất cứ một yếu tố sản xuất nào cũng sẽ bắt đầu giảm xuống tại một điểm nào đó, khi mà ngày càng có nhiều yếu tố đó được sử dụng trong quá trình sản suất đã có.

Quy luật được giải thích: ngày càng nhiều đơn vị đầu vào biến đổi (chẳng hạn như lao động được sử dụng) thì các yếu tố cố định như vốn, đất đai, nhà xưởng, không gian… để kết hợp với lao động sẽ giảm xuống. Thực tế đúng như vậy, nếu các yếu tố đầu vào khác cố định, mà số lao động sử dụng lao động càng tăng lên thì thời gian chờ đợi, thời gian “chết” sẽ nhiều hơn và do đó số sản phẩm cận biên của lao động sẽ giảm đi. Điều này xảy ra vì việc đưa thêm một đơn vị lao động nữa vào dây truyền đến thời điểm nhất định sẽ làm cản trở việc sản xuất (Ví dụ: 5 người có thể vận hành một dây truyền tốt hơn 2 người, nhưng nếu 10 người thì chỉ làm vướng chân nhau) do đơn vị lao động bổ sung ấy phải chia sẻ các đầu vào vào cố định với các đơn vị lao động trước đó để kết hợp tạo ra sản phẩm, nếu tiếp tục tăng thêm lao động có thể sẽ làm giảm tổng sản lượng, cũng có nghĩa là năng suất cận biên của lao động là âm.

Quy luật năng suất cận biên giảm dần là quy luật cơ bản của kỹ thuật và công nghệ cũng có thể hiểu rằng: mỗi một đơn vị đầu vào biến đổi tăng thêm được sử dụng trong quá trình sản xuất sẽ đem lại lượng sản phẩm bổ sung (sản phẩm cận biên) ít hơn đơn vị đầu vào trước đó.

Quy luật năng suất cận biên giảm dần có ý nghĩa với cả lao động và vốn. Nó cho thấy cách ứng sử của người kinh doanh trong việc ra quyết định sử dụng các yếu tố đầu vào nào, số lượng bao nhiêu để tối thiểu hóa chi phí.

Về mặt hình học sản phẩm cận biên biểu hiện độ dốc của đường tiếp tuyến với hàm sản xuất tại từng điểm cụ thể.

Hình 4.2. Xác định năng suất cận biên của lao động trên đồ thị

Q

Tiếp tuyến tại M Q0 M 0 L Lao động

- Điều kiện tồn tại của quy luật: + Có ít nhất một đầu vào là cố định

+ Tất cả các đầu vào đều có chất lượng như nhau + Thường áp dụng trong thời gian ngắn

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vi mô khoa công nghệ thông tin (Trang 87 - 92)