Phân loại thị trường

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vi mô khoa công nghệ thông tin (Trang 113 - 116)

5.1.2.1. Các tiêu thức phân loại thị trường

Khi phân loại thị trường các nhà kinh tế học thường sử dụng các tiêu thức cơ bản sau:

- Số lượng người bán và người mua: đây là tiêu thức quan trọng xác định cơ cấu thị trường. Trong các thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền có rất nhiều người bán, mỗi người trong số họ chỉ sản xuất một phần nhỏ lượng

cung trên thị trường. Trong thị trường độc quyền thì một ngành chỉ bao gồm một nhà sản xuất (người bán) duy nhất, còn thị trường độc quyền tập đoàn là một trường hợp trung gian ở đó có một vài người bán kiểm soát hầu hết lượng cung trên thị trường.

- Chủng loại sản phẩm: Các nhà sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản xuất ra những sản phẩm đồng nhất (như lúa, ngô, trứng...), còn trong ngành cạnh tranh độc quyền các hãng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau đôi chút. Thí dụ các xí nghiệp may đưa ra thị trường các loại quần áo khác nhau về kiểu cách, chất lượng. Trong một ngành độc quyền tập đoàn các hãng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau còn trong ngành độc quyền thì sản phẩm hoàn toàn giống nhau.

- Sức mạnh thị trường (khả năng thay đổi giá cả thị trường): Một hãng sản xuất trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo không có được khả năng trực tiếp ảnh hưởng đến giá của thị trường. Trái lại một nhà độc quyền sẽ có khả năng kiểm soát giá rất lớn. Một hãng sản xuất trong điều kiện cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn sẽ có một mức độ kiểm soát nào đó đối với giá cả hàng hoá và dịch vụ.

- Các trở ngại xâm nhập thị trường: Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo các trở ngại đối với việc xâm nhập thị trường là rất thấp. Ngược lại, trong độc quyền tập đoàn sẽ có những trở ngại đáng kể đối với việc gia nhập thị trường. Ví dụ, Trong các ngành nghề chế tạo ô tô, luyện kim việc xây dựng các nhà máy mới là rất tốn kém đó là trở ngại lớn đối với việc gia nhập thị trường. Còn trong điều kiện độc quyền thì việc xâm nhập thị trường là cực kỳ khó khăn. Nhà độc quyền luôn tìm mọi cách để duy trì vai trò độc quyền của mình. Bằng sáng chế là một trở ngại lớn đối với các hãng muốn xâm nhập thị trường độc quyền này.

- Hình thức cạnh tranh phi giá cả: Trong cạnh tranh hoàn hảo không có sự cạnh tranh phi giá cả. Trong cạnh tranh độc quyền các nhà sản xuất sử dụng các hình thức cạnh tranh phi giá cả như quảng cáo, phân biệt sản phẩm của họ. Ví dụ, các nhà sản xuất quần áo thường cạnh tranh bằng việc đưa ra các mốt, mẫu mã kiểu cách khác nhau và quảng cáo dây chuyền sản xuất, sản phẩm của họ. Trong

độc quyền tập đoàn cũng sử dụng nhiều hình thức cạnh tranh phi giá cả để làm tăng lượng bán của mình. Các nhà độc quyền cũng sử dụng nhiều quảng cáo đối với sản phẩm của họ.

5.1.2.2. Phân loại thị trường

Khi xem xét trên góc độ cạnh tranh hay độc quyền tức là xem xét hành vi của thị trường, các nhà kinh tế học thường phân loại thị trường như sau:

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Thị trường độc quyền

- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Thị trường cạnh tranh độc quyền Thị trường độc quyền tập đoàn

Khái niệm: Thị trường canh tranh hoàn hảo là một thị trường có rất nhiều người mua và người bán, không có người mua hoặc người bán nào có ảnh hưởng đối với giá cả.

Ví dụ: Hàng nghìn nông dân sản xuất lúa gạo và hàng ngìn người mua bán gạo.

Do vậy, không có một người mua đơn lẻ nào có ảnh hưởng lớn đối với giá lúa gạo. - Khái niệm: Thị trường độc quyền là thị trường chỉ có một người bán và người bán này quyết định giá cả. Người bán này gọi là nhà độc quyền.

Khái niệm: Thị trường cạnh tranh độc quyền là một thị trường trong đó có nhiều hãng sản xuất các hàng hoá và dịch vụ hơi khác nhau, nhưng mỗi hãng chỉ có thể kiểm soát độc lập đối với giá cả hàng hoá của họ.

Ví dụ: Thị trường phần mềm máy tính. Nhiều chương trình soạn thảo văn bản

cạnh tranh với nhau nhưng không có chương trình nào hoàn toàn giống nhau và vì vậy chúng có giá riêng.

Khái niệm: Thị trường độc quyền tập đoàn là một thị trường trong đó một vài hãng sản xuất toàn bộ hay hầu hết mức cung của thị trường về một loại sản phẩm

hoặc dịch vụ nào đó. Nếu độc quyền tập đoàn sản xuất ra sản phẩm giống nhau như xi măng hay sắt thép thì đó là độc quyền tập đoàn thuần túy. Nếu sản phẩm khác nhau như ô tô, máy móc .... thì đó là độc quyền tập đoàn phân biệt.

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vi mô khoa công nghệ thông tin (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w