Quy luật lợi ích cận biên giảm dần

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vi mô khoa công nghệ thông tin (Trang 56 - 59)

Hãy xem xét một ví dụ tiêu dùng thực tế đó là khi bạn đi uống nước cam sau giờ học tập. Cốc nước cam thứ nhất có thể mang lại cho bạn sự hài lòng lớn nhất bởi vị ngon mát của nó. Song cốc nước thứ hai mang lại cho bạn ít sự thoả mãn hơn và cứ như vậy, mỗi cốc nước cam tiêu dùng bổ sung mặc dù có cùng chất lượng song cảm giác thích thú của bạn mất dần đi thay vào đó là cảm giác đầy bụng và khó chịu. Như vậy, chúng ta lợi ích cận biên của cốc nước cam thứ nhất cao hơn cốc nước cam thứ hai và cốc nước cam thứ sáu có thể làm giảm tổng lợi ích từ việc giải khát của bạn hay nói một cách khác lợi ích cận biên của nó là một

số âm. Các nhà kinh tế học đã khái quát hiện tượng đó thành quy luật lợi ích cận biên giảm dần được phát biểu:

Lợi ích cận biên của một hàng hoá hoặc một dịch vụ có xu hướng giảm xuống ở một điểm nào đó, khi hàng hoá hoặc dịch vụ được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời gian nhất định trong điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng hàng hoá khác.

Ví dụ: Cùng một lúc ăn 5 bát phở thì lợi ích tăng thêm của bát thứ hai nhỏ hơn

bát thứ nhất, bát thứ ba nhỏ hơn bát thứ hai,... cứ như vậy lợi ích tăng thêm của bát thứ 5 nhỏ hơn lợi ích tăng thêm của bát thứ 4 mang lại có khi còn là một số âm.

Vì sao lợi ích cận biên ngày càng giảm? Chúng ta có thể thấy lợi ích cận biên ngày càng giảm là do khi ta tiêu dùng thêm ngày càng nhiều hơn một mặt hàng nào đó thì sự hài lòng hay thoả mãn của chúng ta đối với mặt hàng đó ngày càng giảm, họ mất dần đi cảm giác thích thú đối với mặt hàng đó. Như khi ta uống đến cốc nước cam thứ 6 ở ví dụ trên lúc này cảm giác ngon mát không còn mà thay vào đó là cảm giác đầy bụng và khó chịu.

Quy luật lợi ích cận biên được mô tả bằng hình vẽ sau:

Hình 3.1 Tổng lợi ích và lợi ích cận biên

TU MU

0 1 2 3 4 5 6 Q 0 1 2 3 4 5 6 Q

Hình 3.1.a Tổng lợi ích Hình 3.1.b Lợi ích cận biên

Hình 3.1.a thể hiện tổng lợi ích quan hệ với mức tiêu dùng. Chú ý rằng lợi ích tiếp tục tăng lên khi tiêu dùng 5 cốc nước cam đầu tiên. Nhưng tổng lợi ích tăng với mức gia tăng ngày càng nhỏ. Mỗi mức gia tăng tiếp theo của đường tổng lợi

ích lại nhỏ đi một ít. Chiều cao của mỗi bước gia tăng của đường tổng lợi ích trong hình 3.1.a đại diện cho lợi ích cận biên. Phần gia tăng của tổng lợi ích sẽ còn giảm dần. Tổng lợi ích sẽ còn tăng khi nào lợi ích còn là số dương.

Lợi ích cận biên cũng được minh họa ở hình 3.1.b. Khi uống đến cốc nước cam thứ 6 cảm giác mát ngon hoàn toàn biến mất, thay vào đó là cảm giác đầy bụng và khó chịu (phản lợi ích). Khi lợi ích cận biên âm thì tổng lợi ích giảm xuống. Tổng lợi ích lớn nhất khi lợi ích cận biên bằng 0. Tuy nhiên trên thực tế không phải việc tiêu dùng mọi hàng hoá đều dẫn đến lợi ích cận biên âm.

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần được hầu hết các nhà kinh tế thừa nhận, nhưng đó chỉ là quy luật trừu tượng. Trong tiêu dùng chúng ta thừa nhận có quy luật lợi ích cận biên giảm dần nhưng đó chỉ là cảm nhận định tính vì sự thoả mãn hay sự hài lòng rất khó đo lường. Đơn vị đo lợi ích chính là giả định quan trọng của các lý thuyết khác nhau về hành vi người tiêu dùng.

Ngoài ra yếu tố thời gian cũng có ý nghĩa quan trọng đối với quy luật này. Nói một cách khác quy luật lợi ích cận biên giảm dần chỉ thích hợp trong thời hạn ngắn.

- Điều kiện vận dụng quy luật:

Số lượng tiêu dùng sản phẩm hay các hàng hoá khác được giữ nguyên Quy luật chỉ vận dụng trong thời gian ngắn.

- Quan hệ giữa lợi ích cận biên và tổng lợi ích: MU > 0 thì TU tăng

MU < 0 thì TU giảm

MU = 0 thì TU đạt cực đại - Ý nghĩa của quy luật:

Quy luật này giải thích tại sao người tiêu dùng chỉ mua một lượng hàng hoá nhất định.

Quy luật này chỉ là định tính nhưng được các nhà kinh tế thừa nhận và coi là một công cụ hữu ích để giải thích cho hiện tượng và hành vi của người tiêu dùng.

Quy luật giải thích cho độ nghiêng xuống của đường cầu.

Ta thấy mối quan hệ giữa lợi ích cận biên và giá cả. Lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hoá càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho nó và khi lợi ích cận biên giảm thì sự sẵn sàng chi trả cũng giảm đi. Như vậy có thể dùng giá để đo lợi ích cận biên của việc tiêu dùng một hàng hoá. Nếu so sánh, chúng ta thấy có sự tương tự về dạng đường cầu và dạng của đường lợi ích cận biên. Nó thể hiện một điều là đằng sau đường cầu chứa đựng lợi ích cận biên giảm dần của người tiêu dùng, hay do quy luật lợi ích cận biên giảm dần đường cầu nghiêng xuống dưới.

Đến đây ta có (MU = D) như thể hiện ở hình 3.2. Nếu các đơn vị tiêu dùng là rời rạc, ta sẽ có đường cầu gấp khúc từng đoạn. Nếu như các đơn vị tiêu dùng là vô cùng nhỏ cũng có ý nghĩa, hay các đơn vị tiêu dùng là liên tục, đường cầu sẽ được thể hiện bằng các đường liền).

Hình 3.2 Lợi ích cận biên và đường cầu

P = MU

D = MU

0 Q

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vi mô khoa công nghệ thông tin (Trang 56 - 59)